Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

25/9 – Thánh Elzear (1286-1323) và Chân phước Delphina (1283-1358)

25/9 – Thánh Elzear (1286-1323) và Chân phước Delphina (1283-1358)







Ông Elzear sinh trưởng trong một gia đình quý tộc ở Nam Pháp. Sau khi ông kết hôn với bà Delphina, bà cho ông biết rằng bà đã khấn giữ đồng trinh trọn đời, và ngay đêm tân hôn ông cũng khấn hứa như vậy. Ông Elzear là Bá tước vùng Ariano, đã từng tư vấn cho Công tước Charles vùng Calabria ở Nam Ý. Bằng công lý, ông Elzear đã cai trị lãnh địa của mình ở vương quốc Naples và ở Nam Pháp.
Ông Elzear và bà Delphina cùng vào Dòng Ba Phanxicô và dấn thân làm việc từ thiện. Mỗi ngày có 12 người nghèo cùng ăn với họ. Bức tượng thánh Elzear cho thấy ngài đã chữa nhiều bệnh nhân phong.
Họ cùng điều hành một trại phong. Mọi người tham dự thánh lễ hàng ngày, xưng tội hàng tuần và sẵn sàng tha thức mọi xúc phạm lẫn nhau. Sau khi ông Elzear qua đời, bà Delphina tiếp tục công việc từ thiện hơn 35 năm. Đặc biệt bà quan tâm nâng mức độ luân lý ở triều đình của vua Sicily.
Thánh Elzear và chân phước Delphina được an táng tại Apt, Pháp quốc. Ông được phong phong thánh năm 1694, còn bà được phong chân phước năm 1936.

24/9 – Thánh Pacifico San Severino, Linh mục (1653-1721)



24/9 – Thánh Pacifico San Severino, Linh mục (1653-1721)



Ngài sinh trong một gia đình khá giả ở San Severino, thuộc Ancona ở Trung Ý. Ngài vào Dòng Phanxicô và thụ phong linh mục. Ngài dạy triết học 2 năm rồi đi giảng đạo. Ngài sống khổ hạnh, ăn chay trường, chỉ ăn chút bánh mì, súp hoặc uống nước. “Áo lông” ngài mặc làm bằng những sợi sắt. Ngài nổi bật về đức khó nghèo và vâng lời.
Lúc 35 tuổi, ngài bị bệnh khiến ngài bị điếc, mù và đi khập khiễng. Ngài dâng mọi đau khổ của mình để cầu cho các tội nhân biết sám hối. Ngài chữa lành nhiều bệnh nhân đến với ngài. Ngài được bầu làm bề trên nhà dòng ở San Severino. Ngài được phong thánh năm 1839.

NGƯỜI THU THẾ VÀ GÁI ĐIẾM ĐÃ TIN NGHE LỜI CHÚA

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA / CN26TN-A
NGƯỜI THU THẾ VÀ GÁI ĐIẾM ĐÃ TIN NGHE LỜI CHÚA


* The Tax collectors and prostitudes did believe God’s Will *
*Chuyển các Gia đình-Nhóm-Qúy chức-Hội đòan-Phong trào




A-Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc sau: (Reflection&share)
Bài đọc 1: Ê-dê-ki-en (187:25-28). “Nó đã thấy và từ bỏ mọi tội phản nghịch nó phạm, thì chắc chắn nó sẽ được sống…(câu 28)

a/ Là Tín hữu sùng đạo, tôi đã quyết tâm bỏ được những tật xấu nào?
b/ Hàng ngày đọc kinh, dâng lễ…,bạn đã thay đổi được những gì?

Bài đọc 2: Phi-líp-phê (2:1-11). “Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác.” (câu 4)
a/ Tôi nghĩ thế nào, khi làm việc không tìm lợi ích cho riêng mình?
b/ Thử xét xem, tính xấu nào đã làm cho nhiều người phải xa bạn?

Tin Mừng: Mát-thêu (21:28-32). “…Những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông.”(câu 31)
a/ Tại sao những người tội lỗi lại được vào Nứơc Trời trước tôi?
b/ Điều gì đang làm cản trở bạn, trên đường theo Chúa hiện nay?
c/ Những người thu thuế và gái điếm đã tin Chúa, còn tôi thì sao?

B- Ý Chúa muốn nói gì với tôi qua bài đọc trên:
1- Làm theo ý muốn của Chúa:
Qua bài đọc 1 và Dụ ngôn hai người con trong bài Tin Mừng, Chúa muốn cho tôi thấy là phải làm theo ý Thiên Chúa muốn là việc rất quan trọng. Ví dụ: Tôi đi rao giảng cho người ta nghe Lời Chúa để áp dụng vào đời sống, để họ nên tốt lành, đó là ý Chúa muốn. Còn nếu tôi laị tham lam tiền bạc, ưa nịnh bợ, trên đội dưới đạp…thì tôi đã không làm theo ý Chúa.
2- Sống hiệp nhất yêu thương: Thánh Phaolô muốn bạn sống hòa hợp và cảm thông nhau trong Chúa Thánh Thần như cùng một cảm nghĩ, một lòng mến, một tâm hồn và cùng một ý hướng như nhau. Vì ông biết ngày xưa trong cộng đoàn cũng đã chia rẽ, ngày nay cũng vậy, tôi cần sống hòa hợp. Bạn và tôi cùng nhìn lên tình thương của Chúa Ba Ngôi, để yêu thương nhau là giúp nhau sống hạnh phúc.
3- Trung thành với điều đã tin: Những người ngoại giáo đã không biết Chúa, tượng trưng cho dân ngoại ban đầu đã không biết nghe Lời Thiên Chúa nói qua lương tâm (Tâm Linh); nhưng sau khi học hỏi và gia nhập Giáo hội, họ đã tin và sống trung thành với Chúa. Người con thứ hai có thể là tôi đã giữ đạo từ nhỏ, đã thề hứa, cam kết đủ thứ lễ nghi; nhưng cuối cùng đã bỏ Chúa để thỏa lòng ham muốn của mình: trước tiền tài, vật chất, danh vọng, trên đội dưới đạp, dùng uy quyền địa áp bức người dưới. Đòi hỏi họ phải xin lỗi mình, doạ nạt, trù dập, đủ thứ, xấu xa hơn người mới theo Chúa.
C- Câu Kinh Thánh thúc đẩy tôi chọn Sống tuần này:
NHỮNG NGƯỜI THU THUẾ VÀ NHỮNG CÔ GÁI ĐIẾM VÀO NƯỚC THIÊN CHÚA TRƯỚC CÁC ÔNG. (Mt 21, 31)

“Tax collectors and prostitutes are entering the Kingdom of God before you.”


*Khổng Tử nói: Lương dược khổ ư khẩu, Trung ngôn nghịch ư nhĩ, lợi ư hành : Thuốc hay nếm vào miệng thì đắng; nhưng bệnh mau lành. Lời nói thẳng thì chối tai, mà làm thì đúng.
D- Ngay bây giờ tôi phải làm gì để thi hành ý muốn của Chúa:
1/ Tôi vui vẻ lắng nghe, đón nhận ý kiến xây dựng của anh em, để sửa chữa một yếu điểm hay tật xấu mà không để ý, tức giận.
2/ Bạn vui khi người khác có sáng kiến, thành công trong việc phục vụ Chúa và tha nhân. Luôn khiêm tốn và nói hay về người khác.
E- Bạn và tôi cùng cầu nguyện với Lời Chúa: (Pray and Practice)
Lạy Cha, Đức Giêsu đã nói thẳng với các thượng tế và kỳ mục rằng: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào nước Thiên Chúa trước các ông.” Nhưng con đã nghe biết bao điều nhắc nhở, kêu ca của những người chung quanh than trách mà chẳng thi hành, sửa đổi, lại còn dọa nạt, khinh chê. Xin Cha giúp con mau mắn hối hận, bỏ điều sai trái đã làm để trở về cùng Cha. Con tin vào Lời Chúa như Mẹ Maria đã vâng nghe Lời Thiên Thần.
Lời hay ý đẹp: ĐỨC TIN SỐNG LÀ ĐỨC TIN HÀNH ĐỘNG
A living Faith is a Working Faith

CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN., CÒN TÔI NHỎ ĐI (Ga 3, 30)


* Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com *

Chớ Quên Nguồn Cội Cao Quí Của Chúng Ta Là Con Thiên Chúa

CHÚA NHẬT 26 TN A
(Ed 18,25-28; Pl 2,1-11; Mt 21,28-32)

Chớ Quên Nguồn Cội Cao Quí Của Chúng Ta Là Con Thiên Chúa


Trong nhiều lần hướng dẫn tĩnh tâm, cha Anthony De Mélo, nhà linh đạo nổi tiếng thuộc Dòng Tên, đã kể câu chuyện ngụ ngôn “Chú Đại Bàng Con” với nhiều chi tiết và sắc thái khác nhau cho phù hợp với nhiều đối tượng, nhưng đại thể như sau:
Có một chú chim Đại Bàng con đi lạc, chú được bầy Gà cưu mang, chú bắt chước gà con kêu chíp chíp, chú tập bới đất, ăn giun, ăn dế, rúc bờ rúc bụi… như bao chú gà con khác. Bỗng một hôm bầy Gà hoảng hốt chạy tán loạn. Chú nhìn lên bầu trời thấy một ông chim to lớn, dang rộng đôi cánh, lượn qua lượn lại thật oai phong lẫm liệt. Chú chợt nghĩ, ước gì ta được bay lên cao như ông chim vĩ đại ấy. Chú thử vỗ cánh, một lần, hai lần, lần thứ ba thì chú bay vút lên trời xanh, chú sung sướng lượn qua lượn lại trên bầy gà thân quen như muốn mời gọi tất cả hãy vỗ cánh bay cao như chú để chiêm ngắm vạn vật, để tâm hồn nhẹ nhàng thanh cao, thư thái bình an, nhưng cả lũ Gà mẹ Gà con đều cuống cuồng trốn chạy, chui bờ rúc bụi kiếm tìm nơi nấp ẩn.
Câu chuyện trên như nhắc nhở mỗi người chúng ta rằng: xem chừng trong cuộc đời chúng ta đang mang tâm trạng của chú Đại Bàng con. Chú mang dòng máu Đại Bàng, là con của chúa tể các loài chim mà chấp nhận thân phận thấp hèn của lũ gà: kêu chíp chíp, bới đất, ăn giun ăn dế, rúc bờ rúc bụi….

Cũng thế, đã bao lần chúng ta lầm đường lạc lối quên mất thân phận cao quí của mình. Chúng ta quên mất nguồn gốc cao quí của chúng ta là con Thiên Chúa, con của chúa tể đất trời; được dựng nên “giống hình ảnh Thiên Chúa” (St 1, 27), được Chúa Giêsu cứu chuộc để chúng ta được gọi Thiên Chúa là Cha, được thông phần vào sự sống thần linh, và sẽ được hưởng vinh quang với Thiên Chúa mai sau. Thế mà đã bao lần chúng ta chấp nhận sống thấp hèn: bới đất, ăn giun ăn dế, chui bờ rúc bụi… là khi chúng ta sống vội vã, sống vô trách nhiệm, sống lè phè, sống buông thả chạy theo những đam mê lầm lạc tội lỗi bởi sự lôi cuốn của thế gian.
Ba bài đọc phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta: chớ quên nguồn cội cao quí của chúng ta là con Thiên Chúa.
Bài đọc 1: tiên tri Êdekiel mạnh mẽ tuyên bố sấm ngôn của Đức Chúa: “Phải chăng đường lối của Ta không ngay thẳng hay đường lối của các ngươi mới không ngay thẳng ?... nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu được mạng sống mình.” (Ed 18, 26-28).
Bài đọc 2: thánh Phaolô tha thiết mời gọi cộng đoàn Philipphê: “Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu” (Pl 2,5).
Bài Tin Mừng theo thánh Matthêu hôm nay được đặt trong bối cảnh tranh luận gay gắt giữa Chúa Giêsu với các Thượng tế và Kỳ mục. Chúa Giêsu dùng “Dụ ngôn hai người con” được cha gọi đi làm vườn nho. Người thứ nhất bảo “không” nhưng sau đó hối hận lại đi, để ám chỉ những người dân ngoại hay người tội lỗi; người thứ hai thưa “vâng” nhưng sau đó lại không đi, để ám chỉ dân tộc Do thái mà đại diện là các Thượng tế và Kỳ mục. Tin Mừng dạy ta: điều quan trọng không phải là nói suông mà là làm theo thánh ý Thiên Chúa, vì chúng ta là con cái của Ngài.
Trang Tin Mừng cho chúng ta hai bài học:
Thứ nhất, đã bao lần chúng ta khướt từ thánh ý Thiên Chúa nói qua tiếng lương tâm, qua Giáo Hội, qua tha nhân…. Chúng ta giả điếc làm ngơ để chạy theo những quyến rũ đam mê. Chúng ta tự nguyện làm nô lệ cho nhiều ông chủ mà chúng ta không hay biết. Dễ thấy là những người nô lệ sex, ma túy, rượu, bài bạc, đánh đề, cá độ…. Khó thấy hơn là nô lệ cho tiền bạc, danh vọng, chức quyền, tầm ảnh hưởng…. Có khi chúng ẩn mình dưới nhiều chiêu bài, nhiều lý do, mục đích xem ra rất chính đáng.
Ví dụ như nhiều bạn thanh niên bảo rằng xem phim sex để học hỏi giới tính rồi không làm chủ được mình, cuối cùng trở thành kẻ nghiện sex và nô lệ cho tình dục; nhiều bạn sinh viên - học sinh bảo chơi game để giải trí, giải trí vô trật tự quên cả học hành và trở thành kẻ nghiện game; người thì nhân danh phải đảm bảo cuộc sống gia đình và nuôi con ăn học nên bất chấp tất cả, cả những hành động bất chính để có nhiều tiền ….
Những lúc như thế, chúng ta có khác nào người con thứ nhất trong dụ ngôn khướt từ lời mời gọi của người cha, nói “không” với Thiên Chúa. Tuy nhiên, sau đó anh ta hối hận và đi làm. Còn mỗi chúng ta thì sao?

Thiên Chúa luôn chờ đợi sự hối cải ăn năn của chúng ta. Ngài dựng nên con người có lý trí và tự do. Ngài không “đóng khung” hay “dán nhãn” một ai. Ngài luôn chờ đợi sự nổ lực thăng tiến hoàn thiện của mỗi người theo thời gian. Chính vì thế mà Chúa Giêsu đã khẳng định với các Thượng tế và Kỳ mục trong bài Tin Mừng: "Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước (thay chỗ) các ông. Vì ông Gioan đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy."
Dù là ai, dù ở tư thế và vị trí nào đi nữa, chúng ta cũng phải làm mới mình mỗi ngày theo thánh ý Thiên Chúa, theo khuôn mẫu của Đức Giêsu Kitô mà thánh Phaolô mời gọi trong Bài đọc 2: “anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su ... hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”.
Thứ hai, thái độ của người con thưa “vâng” nhưng cuối cùng lại không đi. Đó cũng là một thực trạng nhức nhối hiện nay đang diễn ra trên thế giới. Chính Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI, trong sứ điệp Nhân Ngày Đại Hội Giới Trẻ Lần Thứ 26vừa qua đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa tương đối đang lan tràn cho rằng tất cả đều có giá trị như nhau, không hề có chân lý và chuẩn mực tuyệt đối, nên chủ nghĩa ấy không đưa đến tự do đích thực, nhưng tạo nên sự bất ổn, thất vọng, lối sống chạy theo mốt nhất thời (số 1).
Chính vì “tất cả đều tương đối”, nên Tin Mừng hay thánh ý Thiên Chúa cũng có giá trị như bao tư tưởng nhân loại khác. Do đó, việc vâng hay không vâng, làm hay không làm theo thánh ý Thiên Chúa thì không còn quan trọng. Thấy cái gì hay hay và thích hợp với mình thì theo, không thì thôi. Đây còn là “mốt” thời thượng, là ngôn ngữ “ngoại giao”, là lối xử thế khôn khéo không mất lòng người nào, là kiểu người dễ “hội nhập và thích nghi” ….

Tuy lối sống thức thời ấy xem ra rất uyển chuyển không mất lòng ai, nhưng lại mất tất cả, mất đi nền tảng làm cho cuộc đời chúng ta có ý nghĩa, mất đi chân lý nguồn cội của chúng ta là chính Thiên Chúa và chúng ta là con cái Ngài, thuộc về Ngài và phải sống theo thánh ý Ngài để có bình an và hạnh phúc đích thực.
Ước mong mỗi người chúng ta không bao giờ quên nguồn cội của chúng ta là con Thiên Chúa, mỗi người chúng ta là “hình ảnh Thiên Chúa”. Có như thế chúng ta mới có thể vượt thắng mọi cám dỗ đam mê, biết đứng dậy sau mỗi lần sa ngã, biết lấy Tin Mừng Đức Giêsu Kitô làm khuôn mẫu, làm thước đo, làm thang giá trị, làm nền tảng vững chắc cho cuộc đời mỗi chúng ta.
Theo các nhà linh đạo, giây phút đẹp nhất của con người là giây phút biết đứng lên sau khi sa ngã lầm lạc và phạm tội. Giây phút ấy luôn chờ đón tất cả mọi người, không bao giờ là quá trễ để mỗi người chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa. Amen





Thomas Nguyễn Văn Hiệp

Lời kinh để sống

Lời kinh đsống


Chàng sinh viên nọ nói với Louis Paster - Viện trưởng Viện Hàn lâm Pháp: Bây giờ là thời đại nào rồi mà còn lẩm bẩm lần chuỗi! Có lẽ nhiều người trẻ cũng thốt ra dưới những dạng khác: lần chuỗi chỉ dành cho những người ít học, những ông bà già rảnh rang, lẩm cẩm, còn chúng ta… chính câu nói này một lần nữa lại chất vấn chúng ta về việc đọc kinh Mân Côi. Dầu vậy, bình tâm suy xét sẽ thấy kinh Mân Côi vốn rất nhiệm lạ.



1. Kinh giáo dục


Tính giáo dục của kinh Mân Côi, trước tiên hệ tại kinh Lạy Cha. Đó là lời kinh của cộng đoàn. Cho dù đọc chung hay riêng chúng ta vẫn đọc: “Lạy Cha chúng con ở trên trời”, “chúng con nguyện danh Cha cả sáng”, “xin tha tội chúng con”,...; hay nơi kinh Kính Mừng: “… cầu cho chúng con”, tức đọc với tư cách cộng đoàn. Ngoài ra, chúng ta nhận thấy không thể đọc kinh Mân Côi mà không thể đặt trong sự liên đới với người khác. Điều này nhận thấy rõ nét nhất trong kinh Lạy Cha khi đọc: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ có lỗi với chúng con”. Như vậy, mọi lời nguyện xin trong kinh Mân Côi đều mang tính cộng đoàn và có tính chất liên đới với hết thảy mọi người, lời cầu nguyện không chỉ cho riêng tôi mà cho bất kể ai cần đến, có sức lay động tất cả mọi người.


Bên cạnh đó, khi dừng lại suy niệm từng mầu nhiệm cuộc đời Chúa Cứu Thế, chúng ta bắt gặp những lời cầu xin mang đầy nhân bản: ta hãy xin cho được ở khiêm nhường, ta hãy xin cho được lòng yêu người, ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng chúa luôn, trách mình vì tội đã thường phạm liên, cho con lòng vững đá vàng, con về giữ vẹn đạo thần hôn[1]… Suy cho cùng, đó là các đức tính thật thà, trung thực, khiêm nhường, cương nghị…, tất cả là những đức tính để xây dựng một con người nhân bản. Đặc biệt câu “con về giữ vẹn đạo thần hôn”[2] gây ấn tượng mạnh, đáng lưu tâm và ghi sâu trong tâm trí tôi nhất. Đó chính là đạo làm người. Đạo làm người khởi đi từ đâu?


Đạo làm người trước tiên khởi đi từ gia đình. Đức Giêsu lại là mẫu mực trong chuyện này nên chúng ta không thể nào không nhớ đến. Đạo thần hôn ở đây có thể hiểu là từ sớm tới tối, nhưng thực ra nó là “sớm tối cuộc đời”. Điều này đã được tin mừng thánh Luca ghi lại sau khi Thánh Giuse và Đức Mẹ tìm thấy Chúa trong đền thờ:


Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nazareth và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta”. [3]


Những điều trên giúp tôi hiểu tại sao ở Việt Nam có truyền thống đọc kinh Mân Côi chung trong gia đình vào mỗi tối. Và tôi nhận thấy, nơi những gia đình đó thường bình an và hạnh phúc hơn các gia đình khác. Cũng chính những điều đó cho tôi thấy sức chữa lành của kinh Mân Côi.


2. Kinh chữa lành



Khả năng chữa lành của kinh Mân Côi trước tiên có thể nhận thấy ngay trong kinh Lạy Cha khi đọc: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ có lỗi với chúng con”. Quả tuyệt vời, có nhà tâm lý nào bằng Giêsu! Tôi thật vui mừng vì bắt đầu niệm kinh Mân Côi bằng lời kinh của Thầy. Lời kinh thật đơn giản, dễ đọc, dễ đi vào lòng người. Khi ta khuyên lơn ai đó, chắc gì họ đã hiểu, nhưng lời kinh này bất cứ ai cũng có thể hiểu, không kể học thức thế nào. Mỗi ngày, khi đọc đi đọc lại kinh này, lời kinh cứ vậy thấm sâu trong lòng người đọc cho dù họ hiểu hay không. Nội điều đó đã thể hiện khía cạnh tâm lý sâu xa có trong lời kinh. Đến đây tôi nhớ câu chuyện thiền sau:


Chuyện kể về một vị giáo sư nổi tiếng đã đào tạo ra nhiều học trò có học vị tiến sĩ, ông thắc mắc tại sao nhiều học trò của mình hay đến thiền viện theo học thiền sư và tự hỏi ông ấy có gì hay hơn mình, giáo sư có ý không phục, muốn đến tranh tài với thiền sư về kiến thức học rộng biết nhiều của mình. Khi đến nơi, thiền sư ra tiếp, giáo sư nóng lòng đặt câu hỏi, thiền sư chậm rãi mời khách chờ ngài nấu nước pha trà, khi rót trà vào ly, thiền sư làm như vô ý, vừa rót trà vừa hỏi chuyện xã giao với giáo sư làm nước tràn đầy ly đổ ra ngoài. Khi giáo sư đặt câu hỏi, thiền sư đã ví kiến thức của giáo sư giống như một ly nước đầy, nếu có rót thêm cũng chỉ tràn ra ngoài vô ích mà thôi, phải đổ ly trà cũ đi mới có chỗ rót trà mới vào được.


Chuyện cho thấy, chúng ta không thể lấy cái mới nếu cái cũ còn đầy ắp. Cũng thế, chúng ta không thể nhận sự tha thứ, an bình nếu trong ta còn chất chứa bao hận thù, ghét ghen. Chất chứa thù hận trong lòng như ao tù không được thay nước sẽ trở nên hôi thối, ô nhiễm không ai dám đến gần. Nếu dòng nước lưu chuyển, ao sẽ trở nên trong lành, bao nhiêu điều mới, hay tốt sẽ đến và làm cho cuộc sống trở nên phong phú. Hẳn thế mà trong dân gian lưu truyền nhiều thành ngữ đáng ta lưu tâm: “giận bầm gan tím ruột”, giận “mặt đỏ tía tai”, giận tới mức “gan héo ruột đầy”[4]. Đó là những kinh nghiệm để ta nên tránh và điều đó được nhắc tới trong kinh Mân Côi. Tha thứ ở đây không đơn thuần là điều kiện để được tha thứ nhưng là điều nên và cần làm để đón nhận những gì tốt đẹp nhất và hữu ích cho sức khoẻ thể lý cũng như tâm lý mỗi người, nhất là về mặt tinh thần mình sẽ cảm thấy an bình hơn.


Khía cạnh chữa lành nữa mà tôi nhận thấy đó là những câu, những từ mang đầy tính giáo dục như đã nêu trên. Việc lặp đi lặp lại những lời mang tính giáo dục này có sức biến đổi con người một cách lạ kỳ. Nó giống như trường hợp mà ngày nay người ta áp dụng trong học ngoại ngữ: bắt trước trẻ em, mình không nên “mắc dịch”, vì như thế rất khó học. Trẻ em không dịch nghĩa chi cả, chỉ nghe, nghe mỗi ngày nhưng khi có thể là nói được ngay. Cũng vậy, lời kinh này thấm dần vào trong con người và ảnh hưởng một cách sâu xa tới cách hành xử cũng như cuộc sống của chính người đọc. Mặc dù họ đọc mà không hiểu, đọc mà không lưu tâm nhưng có thể nói lại lần nữa rằng “mưa dầm thấm lâu”.


Một khía cạnh rất mới nhưng không hẳn mới, đó là khi niệm kinh Mân Côi chính là lúc chúng ta đang tập khí công chữa bệnh – một phương pháp chữa bệnh theo phương Đông: những bệnh nhân ung thư sắp chết, khoa học bó tay, chỉ còn cậy lời cầu bầu của Mẹ, cậy nhờ vào lòng thương xót của Thiên Chúa để được sống bình an, khoẻ mạnh, chết được thanh thản nhẹ nhàng không đau đớn thân xác. Đặt niềm tin như thế thật là sáng suốt. Khi nhất tâm đọc một câu kinh cầu nguyện cùng Chúa, cùng Đức Mẹ, nhất tâm niệm một câu Kinh Thánh… là tâm đã ổn định, tinh thần vững không sợ hãi lo đến sống chết, đọc như thế vô tình ta đang tập thở khí công. Vậy thế nào là tập thở khí công?


Thật giản đơn. Chỉ cần tạo tần số thở đều đủ tiêu chuẩn của khí công: thở chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, bình thường, khi đọc kinh thầm không to tiếng là nhẹ, một câu niệm 6 chữ tạo hơi thở ra đều, sâu, nếu đọc 3 chữ chỉ có đều nhưng hơi thở ngắn mà không có sâu, đọc câu dài quá, thay đổi khi dài khi ngắn bất bình thường sẽ rối loạn nhịp thở làm bệnh nặng thêm, đó là lý do người bệnh không thể đọc kinh sách được mà chỉ có niệm một câu nhất định, thời gian niệm càng lâu càng tốt, nhưng không quá sức dễ gây mệt mỏi, giúp cơ thể thoải mái, bình thường, khi niệm hay khi không niệm hơi thở vẫn chậm, nhẹ, sâu, đều, gọi là bình thường. Khi niệm một câu kinh, có 2 điều lợi: vô tình đang tập thở khí công mà không biết, đó là một tự nguyện tự tạo ra khí lực, đặt niềm tin vững mạnh vào tình thương của Thiên Chúa nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ và các Thánh; câu niệm tạo ra từ trường phát sóng thông tin và nhận lại được sóng thông tin trong không gian vô hình giúp tinh thần tự nhiên thông minh sáng suốt khôn ngoan hơn xưa, và niệm hay đọc kinh cầu nguyện chính là đang xin ơn Chúa trợ giúp, chất quang[5] được phát huy tuyệt đối, đối với khí công, đó là lối chữa bệnh đúng, giống như cách tạo điện bằng năng lượng ánh sáng mặt trời vậy.


Kết luận



Và còn nhiều điều nữa có thể nói về sự nhiệm lạ của kinh Mân Côi, nhưng chỉ xin chia sẻ hai khía cạnh mà bản thân cảm nghiệm và thấy rất hữa ích, tự thân đã làm, đã niệm và thấy kết quả thật tốt đẹp. Mỗi người sẽ có những cảm nghiệm và những khám phá riêng khi đọc kinh này, nhưng mỗi người cũng có cách thế riêng phù hợp trong cầu nguyện và suy niệm. Xin trích dẫn phần “niệm kinh Mân Côi” trong bài “Niệm, một hình thức cầu nguyện bị lãng quên của tác giả Trần Duy Nhiên có đăng trên giaoxudatdo.conggiao.net hoặc vuisongtinyeu.org. Với ước mong mỗi người không chỉ niệm kinh Mân Côi mà còn niệm nhiều thứ khác như một câu Kinh Thánh chẳng hạn, chính việc niệm này giúp bản thân đến gần thiên Chúa hơn!


Như vậy, kinh Mân Côi vốn không phải là thứ gì quá tầm thường và lỗi thời. Nếu lỗi thời và không còn đáp ứng được cho nhu cầu tâm linh và thể lý của con người chắc chắn sẽ không có Tông thư Kinh Mân Côi để cho mọi người thấy giá trị thần học cũng như bao giá trị khác trong nó. Đó cũng là lý do các đức giáo hoàng đã hết lòng yêu mến và cổ vũ kinh này như một phương thế tỏ lòng yêu mến Mẹ và cầu cho thế giới cũng như cho từng thành viên trong nó. Ước mong mỗi người, mỗi gia đình sẽ cùng yêu mến, gẫm suy và tái khám phá giá trị của kinh Mân Côi. Lời kinh vốn có rất nhiều hấp lực nhưng cũng không ít người lãng quên!


--------------------------------
[1] x. Kinh Mân Côi và “Văn côi thập ngữ sự thi ca”, sách kinh Địa phận Bùi Chu, Thái Bình, Hải Phòng.

[2] “Con về giữ vẹn đạo thần hôn” - ngắm thứ năm mùa vui - Văn côi thập ngũ sự thi ca: một số bản đã bị sửa là “con về thảo kính tới khi khôn” không đầy đủ ý nghĩa nên nếu gặp phải xin xem cuốn kinh bổn mới của Địa phận Bùi Chu.

[3] x. Lc 2,51-52

[4] Khi mình lấy dây thắt chặt cổ tay lại một lúc thì bàn tay tím bầm. Cũng thế, gan chủ gân, và các sợi thần kinh, gan chứa máu (can tàng huyết). Khi giận dữ, các sợi thần kinh và gân cơ co rút, ống dẫn máu thắt lại, lưu lượng máu tuần hoàn ở gan không ra được bị tắc nghẽn mạch, máu không được trao đổi oxy sẽ bị bầm tím, ngay cả da mặt cũng đỏ bầm, nếu những người bị bệnh cao áp huyết chĩ cần một cơn giận giữ, gân cơ co rút làm căng mạch máu não khiến bị đứt mạch gây ra tê liệt, nặng thì hôn mê dẫn đến tử vong… (theo Lương y - Bác sĩ - Võ sư Đỗ Đức Ngọc).

[5] Theo Lương y - Bác sĩ - võ sư Đỗ Đức Ngọc.

Theo Đông y Khí công: chữa bệnh là dùng các cách thế thích hợp để chữa bệnh: cách thế đó bao gồm dùng: Tinh, Khí, Thần (theo y học truyền thống) để chữa, nét riêng theo Đông y Khí công thì còn dùng chất Điện và chất Quang để chữa, và chất Quang có thể chữa được tất cả các chứng bệnh do Tinh, Khí, Thần hay chất Điện bị ảnh hưởng. Niệm chính là cách để tạo và hấp thu chất Quang giúp tự chữa bệnh.

Xin xem thêm các tài liệu của Bác sĩ - Võ sư Trần Đại Sỹ, Nguyễn Nhất Nam tất cả các tài liệu trên đều có trên tvvn.com

Nguyễn Thanh Cao, OP

Nguồn: Đaminh VN

Đừng quên chúng ta là con Thiên Chúa

Đừng quên chúng ta là con Thiên Chúa
(Chúa Nhật 26 Thường Niên A)
(Ed 18,25-28; Pl 2,1-11; Mt 21,28-32)


Trong nhiều lần hướng dẫn tĩnh tâm, Cha Anthony De Mélo, nhà linh đạo nổi tiếng thuộc Dòng Tên, đã kể câu chuyện ngụ ngôn “Chú Đại Bàng Con” với nhiều chi tiết và sắc thái khác nhau cho phù hợp với nhiều đối tượng, nhưng đại loại như sau:
Có một chú chim đại bàng con đi lạc, chú được bầy gà cưu mang, chú bắt chước gà con kêu chíp chíp, chú tập bới đất, ăn giun, ăn dế, rúc bờ rúc bụi… như bao chú gà con khác. Bỗng một hôm bầy gà hoảng hốt chạy tán loạn. Chú nhìn lên bầu trời thấy một ông chim to lớn, giang rộng đôi cánh, lượn qua lượn lại thật oai phong lẫm liệt. Chú chợt nghĩ, ước gì ta được bay lên cao như ông chim vĩ đại ấy. Chú thử vỗ cánh, một lần, hai lần, lần thứ ba thì chú bay vút lên trời xanh, chú sung sướng lượn qua lượn lại trên bầy gà thân quen như muốn mời gọi tất cả hãy vỗ cánh bay cao như chú để chiêm ngắm vạn vật, để tâm hồn nhẹ nhàng thanh cao, thư thái bình an, nhưng cả lũ gà mẹ gà con đều cuống cuồng trốn chạy, chui bờ rúc bụi kiếm tìm nơi nấp ẩn.
Câu chuyện trên như nhắc nhở mỗi người chúng ta rằng: xem ra chúng ta cũng đang mang tâm trạng của chú đại bàng con. Chú mang dòng máu đại bàng, là con của chúa tể các loài chim mà lại chấp nhận thân phận thấp hèn của lũ gà: bới đất, ăn giun ăn dế, rúc bờ rúc bụi…
Cũng thế, biết bao lần chúng ta lầm đường lạc lối, quên mất thân phận và nguồn gốc cao quý của mình là con Thiên Chúa, con của Chúa Tể đất trời, được dựng nên “giống hình ảnh Thiên Chúa” (St 1,27), được Chúa Giêsu cứu chuộc, được gọi Thiên Chúa là Cha, được thông phần vào sự sống thần linh, và sẽ được hưởng vinh quang với Thiên Chúa; biết bao lần chúng ta chấp nhận sống thấp hèn, sống vô trách nhiệm, sống buông thả, chạy theo những đam mê và tội lỗi của thế gian.
Ba bài đọc phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta chớ quên nguồn cội cao quý của chúng ta là con Thiên Chúa.
Bài đọc 1: Tiên tri Êdêkien mạnh mẽ tuyên bố sấm ngôn của Đức Chúa: “Phải chăng đường lối của Ta không ngay thẳng hay đường lối của các ngươi mới không ngay thẳng?... Nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu được mạng sống mình” (Ed 18,26-28).
Bài đọc 2: Thánh Phaolô tha thiết mời gọi cộng đoàn Philipphê: “Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu” (Pl 2,5).
Bài Tin Mừng được đặt trong bối cảnh tranh luận gay gắt giữa Chúa Giêsu với các thượng tế và kỳ mục. Chúa Giêsu dùng “Dụ ngôn hai người con” được cha gọi đi làm vườn nho: người thứ nhất bảo “không” nhưng sau đó hối hận lại đi, để ám chỉ dân ngoại hay người tội lỗi; người thứ hai thưa “vâng” nhưng sau đó lại không đi, để ám chỉ dân Do Thái mà đại diện là các thượng tế và kỳ mục. Tin Mừng dạy ta: điều quan trọng không phải là nói suông mà là làm theo thánh ý Thiên Chúa, vì chúng ta là con cái của Ngài.
Trang Tin Mừng cho chúng ta 2 bài học:
Thứ nhất, biết bao lần chúng ta khước từ thánh ý Thiên Chúa nói qua tiếng lương tâm, qua Giáo Hội, qua tha nhân…. Chúng ta giả điếc làm ngơ để chạy theo những quyến rũ đam mê. Chúng ta tự nguyện làm nô lệ cho nhiều ông chủ mà chúng ta không hay biết; dễ thấy là những người nô lệ cho tình dục, ma tuý, rượu chè, bài bạc, đánh đề, cá độ…; khó thấy hơn là nô lệ cho tiền bạc, danh vọng, chức quyền, tầm ảnh hưởng… Có khi chúng ẩn mình dưới nhiều chiêu bài, nhiều lý do, mục đích mà xem ra rất chính đáng.
Ví dụ như nhiều bạn thanh niên nói rằng xem phim sex để học hỏi về giới tính rồi không làm chủ được mình, cuối cùng trở thành kẻ nghiện sex và nô lệ cho tình dục; nhiều bạn sinh viên - học sinh nói chơi game để giải trí, rồi mê mải đến quên cả học hành và trở thành kẻ nghiện game; người thì nhân danh đảm bảo cuộc sống gia đình và nuôi con ăn học nên bất chấp mọi thứ, kể cả những hành động bất chính để có nhiều tiền…
Người con thứ nhất trong dụ ngôn khước từ lời mời gọi của người cha, nói “không” với Thiên Chúa, nhưng sau đó anh ta hối hận và đi làm. Còn chúng ta thì sao?
Thiên Chúa luôn chờ đợi sự hối cải ăn năn của chúng ta. Ngài dựng nên con người có lý trí và tự do. Ngài không “đóng khung” hay “dán nhãn” một ai. Ngài luôn chờ đợi sự nỗ lực thăng tiến hoàn thiện của mỗi người theo thời gian. Chính vì thế mà Chúa Giêsu đã khẳng định với các thượng tế và kỳ mục trong bài Tin Mừng: "Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước (thay chỗ) các ông. Vì ông Gioan đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy”.
Dù là ai, dù ở tư thế và vị trí nào đi nữa, chúng ta cũng phải làm mới mình mỗi ngày theo thánh ý Thiên Chúa, theo khuôn mẫu của Đức Giêsu Kitô mà Thánh Phaolô mời gọi trong Bài đọc 2: “Anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu... hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cây thập tự”.
Thứ hai, thái độ của người con thưa “vâng” nhưng cuối cùng lại không đi. Đó cũng là một thực trạng nhức nhối hiện nay đang diễn ra trên thế giới. Chính Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, trong sứ điệp nhân Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 26 vừa qua, đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa tương đối đang lan tràn cho rằng tất cả đều có giá trị như nhau, không hề có chân lý và chuẩn mực tuyệt đối, nên chủ nghĩa ấy không đưa đến tự do đích thực, nhưng tạo nên sự bất ổn, thất vọng, lối sống chạy theo mốt nhất thời” (số 1).
Chính vì “tất cả đều tương đối”, nên Tin Mừng hay thánh ý Thiên Chúa cũng được xem như bao tư tưởng nhân loại khác. Do đó, việc vâng hay không vâng, làm hay không làm theo thánh ý Thiên Chúa thì không còn quan trọng. Thấy cái gì hay hay và thích hợp với mình thì theo, không thì thôi. Đây còn là “mốt” thời thượng, là ngôn ngữ “ngoại giao”, là lối xử thế khôn khéo không mất lòng người nào, là kiểu người dễ “hội nhập và thích nghi”…
Tuy lối sống thức thời ấy xem ra rất uyển chuyển không mất lòng ai, nhưng lại mất tất cả, mất đi nền tảng làm cho cuộc đời chúng ta có ý nghĩa, mất đi chân lý nguồn cội của chúng ta là chính Thiên Chúa và chúng ta là con cái Ngài, thuộc về Ngài và phải sống theo thánh ý Ngài để có được bình an và hạnh phúc đích thực.
Ước mong mỗi người chúng ta không bao giờ quên nguồn cội của chúng ta là con Thiên Chúa, là “hình ảnh Thiên Chúa”. Có như thế, chúng ta mới có thể vượt thắng mọi cám dỗ, đam mê, biết đứng dậy sau mỗi lần sa ngã, biết lấy Tin Mừng Đức Giêsu Kitô làm khuôn mẫu, làm thước đo, làm thang giá trị, làm nền tảng vững chắc cho cuộc đời.
Theo các nhà linh đạo, giây phút đẹp nhất của con người là giây phút biết đứng lên sau khi sa ngã, lầm lạc và phạm tội. Giây phút ấy luôn chờ đón tất cả mọi người, không bao giờ là quá trễ để mỗi người chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa. Amen.


PT. Thomas Nguyễn Văn Hiệp

NIỀM TIN VÀO ĐỨC GIÊSU

NIỀM TIN VÀO ĐỨC GIÊSU



Người thu thuế và gái điếm vào Nước Trời trước các ông”.
Lời nói của Đức Giêsu như một trái bom nổ trước mặt các thượng tế, kinh sư và pharisêu, những người đáng kính vì đạo đức và học thức, những người đáng trọng vì chức vụ.
Làm sao những người hư hỏng và tội lỗi lại có thể qua mặt các bậc đáng kính như vậy? Đức Giêsu đã soi sáng cho ta bằng dụ ngôn “Hai Người con” trong Tin Mừng Chúa Nhật 26 TN:
Người cha sai hai đứa con đi làm vườn nho. Đứa con thứ nhận lời, nhưng sau lại không đi. Đứa con cả từ chối, sau hối hận nên lại đi.
Con thứ tượng trưng cho các nhà lãnh đạo Do Thái giáo. Họ tuyên bố mình sống nghiêm chỉnh theo Lề Luật. Tiếc thay chính sự đạo đức của họ lại làm cho họ tự mãn và khép kín đến nỗi không thể tin vào Đức Giêsu và đón lấy Ngài như quà tặng bất ngờ của Thiên Chúa.
Đứa con cả tượng trưng cho những người tội lỗi, những người bị đặt bên lề xã hội và tôn giáo. Đời sống của họ là một sự nhơ nhuốc đáng buồn. Nhưng chính tội lỗi đã làm cho họ khiêm tốn và dễ dàng hoán cải trước lời mời gọi của Gioan. Rốt cuộc, họ lại là những người tin vào Đức Giêsu và gặp được ơn cứu độ trước nhiều người khác.
Đi làm hay không đi làm vườn nho đồng nghĩa với tin hay không tin vào Đức Giêsu. Niềm tin có khả năng biến đổi cuộc sống. Niềm tin thực sự luôn chuyển thành hành động. Tin là một việc làm, một dấn thân nghiêm túc. Niềm tin vào Đức Giêsu đòi hỏi một sự hoán cải và từ bỏ. Kitô giáo là tôn giáo của niềm tin.
Niềm tin bên trong phải được biểu lộ ra bên ngoài: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17). Niềm tin không phải chỉ là một tuyên xưng ngoài miệng nhưng là một tuyên xưng bằng cuộc sống: “Không phải mọi kẻ nói với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa, là sẽ được vào Nước Trời, nhưng là kẻ làm theo ý Cha Thầy” (Mt 7,21).
***
Lạy Chúa! Xin gia tăng niềm tin trong lòng con, để niềm tin vào Đức Giêsu hoán cải và biến đổi đời con được trở nên giống Chúa mỗi ngày mỗi hơn. Amen.


Nguồn: Trích trong “Manna''

Đức Thánh Cha bắt đầu viếng thăm nước Đức





Đức Thánh Cha bắt đầu viếng thăm nước Đức


BERLIN - Sáng ngày 22-9-2011, ĐTC Bênêđictô XVI đã đến thủ đô Berlin, bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức trong 4 ngày, cho đến chiều Chúa Nhật 25-9-2011.
Cuộc viếng thăm 2 lần trước đây hồi tháng 8-2005 và tháng 9-2006 tại quê hương có tính chất mục vụ, và lần này, ngoài tính chất mục vụ có thêm đặc tính chính thức của quốc gia theo lời mời của Tổng thống Christian Wulff. Cuộc viếng thăm này được mô tả là “khó khăn” và thuộc hàng khẩn trương nhất của ĐTC với ít nhất 20 sinh hoạt khác nhau, trong đó ĐTC đọc 18 bài diễn văn và bài giảng. Các sinh hoạt này cũng thu hút đặc biệt của dư luận, có tới gần 4.000 ký giả đăng ký tại Đức trong các giai đoạn khác nhau của cuộc viếng thăm.
Chủ đề cuộc viếng thăm là “Nơi nào có Thiên Chúa, nơi ấy có tương lai”, một đề tài đáp ứng tình trạng tục hoá cao độ tại Đức, trong đó 35% dân số là người không tín ngưỡng, và các tín hữu Công giáo chỉ chiếm 30%, ngang với số tín hữu Tin lành, trên tổng số hơn 81 triệu dân Đức.
Trả lời phỏng vấn
Trên chuyến bay dài 2 tiếng đồng hồ, như thường lệ, ĐTC đã chào thăm 68 ký giả tháp tùng và trả lời 4 câu hỏi, 3 câu tiếng Đức và 1 câu tiếng Ý, do họ nêu lên.
- Một ký giả hỏi ĐTC: Sau hơn 30 năm ở Vatican, ngài còn cảm thấy là người Đức hay không?
Ngài cho biết là vẫn còn và nói: “Tôi sinh ra tại Đức và không thể cũng như không được cắt bỏ nguồn cội của mình. Tôi đã được huấn luyện trong văn hoá Đức, tiếng nói của tôi là tiếng Đức, và ngôn ngữ là cách thế trong đó tinh thần sống và hoạt động. Toàn thể sự huấn luyện của tôi xảy ra tại Đức… Tôi vẫn tiếp tục đọc các sách bằng tiếng Đức nhiều hơn các sách khác”.
- Một ký giả khác hỏi ĐTC: Trong những năm gần đây ở Đức, con số những người xin ra khỏi Giáo Hội gia tăng, một phần cũng vì những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Đâu là tâm tình của ĐTC trước hiện tượng này và ngài nói gì với những người muốn rời bỏ Giáo Hội?
ĐTC đáp: Trước tiên, chúng ta phân biệt lý do của những người cảm thấy bị gương mù vì những tội ác được tỏ hiện trong thời gian gần đây. Tôi có thể hiểu rằng đứng trước những tội ác như những vụ giáo sĩ lạm dụng trẻ vị thành niên, những người gần gũi các nạn nhân ấy nói: “Đây không phải là Giáo hội của tôi: Giáo Hội là một sức mạnh nhân đạo và luân lý, nếu các đại diện của Giáo Hội làm ngược lại, thì tôi không thể sống trong Giáo Hội này nữa”. Đó là một hoàn cảnh đặc thù. Nói chung có nhiều lý do trong bối cảnh tục hoá của xã hội chúng ta. Thường thường những vụ rời bỏ Giáo Hội như thế là bước chót trong một tiến trình dài xa lìa Giáo Hội. Trong bối cảnh này, tôi thấy điều quan trọng là cần tự hỏi và suy tư: “Tại sao tôi ở trong Giáo Hội? Tôi ở trong Giáo Hội như một hội thể thao, một hội văn hoá, trong đó tôi thấy những điều tôi thích thúc, và nếu tôi không thấy nữa thì tôi rời bỏ hội, hoặc ở trong Giáo Hội là điều sâu xa hơn nữa?” Tôi muốn nói là cần nhìn nhận rằng ở trong Giáo Hội có ý nghĩa sâu xa hơn, không phải là thuộc về một hội, nhưng là ở trong một mạng lưới của Chúa, lưới này bắt cả cá tốt lẫn cá xấu từ nước sự chết đến đất sự sống. Có thể là trong mạng lưới đó tôi ở gần những con cá xấu, và tôi cảm thấy như thế, nhưng điều chân thực là tôi ở trong lưới không phải vì cá này hay cá kia, nhưng vì đó là lưới của Chúa, lưới này là điều khác với mọi thứ hội của con người, một mạng lưới liên hệ đến nền tảng chính cuộc sống của tôi. Tôi nghĩ, khi nói với những người ấy, chúng ta phải đi tới tận gốc rễ vấn đề: Giáo Hội là gì? Đâu là điều khác biệt? Tại sao tôi ở trong Giáo Hội cho dù có những vụ xì căng đan hoặc những vụ kinh khủng? Nhờ đó chúng ta canh tân ý thức về đặc tính của Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, và qua đó chúng ta học cách chịu đựng cả những vụ xì căng đan và hoạt động để chống lại những xì căng đan đó, vì chúng ta ở trong mạng lưới của Chúa”.
- Trả lời một câu hỏi khác về những vụ phản đối tại Đức chống cuộc viếng thăm của ngài, ĐTC nói: “Những vụ phản đối như vậy là điều bình thường trong một quốc gia dân chủ và trong thời đại tục hoá. Chúng ta cần ghi nhận rằng trào lưu tục hoá và sự chống đối Công giáo rất mạnh mẽ trong xã hội chúng ta. Khi những chống đối ấy xảy ra một cách ôn hoà, thì không có gì phải phản đối. Nhưng đàng khác, cũng có nhiều người mong đợi và thiện cảm đối với ĐGH. Tại Đức, sự đối nghịch ấy có những chiều kích khác nhau: nào là sự chống đối từ lâu vẫn có giữa văn hoá Đức và văn hoá Rôma, những đối nghịch trong lịch sử, tiếp đến, nước Đức là một nước Cải cách của Tin lành, khiến cho sự đối nghịch ấy càng mạnh hơn. Nhưng cũng có một sự đồng thuận lớn về đức tin Công giáo, một xác tín ngày càng gia tăng theo đó chúng ta cần có xác tín, cần có sức mạnh luân lý trong thời đại chúng ta. Và trong nhiều thành phần dân Đức, ngày càng có những người mong muốn có một tiếng nói luân lý trong xã hội”.
- Sau cùng, một ký giả hỏi ĐTC xem ngài chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với các tín hữu Tin lành Đức với tâm tình nào. Ngài đáp: “Khi nhận lời mời thực hiện chuyến viếng thăm này, điều hiển nhiên đối với tôi là vấn đề đại kết với các tín hữu Tin lành phải là một điểm mạnh và là điểm chủ yếu của cuộc viếng thăm. Chúng ta sống trong một thời kỳ tục hoá, trong đó các tín hữu Kitô có sứ mạng làm cho sứ điệp của Thiên Chúa, sứ điệp của Chúa Kitô hiện diện, làm cho người ta có thể tin, có thể tiến bước với những tư tưởng và chân lý cao cả. Vì thế, nếu các tín hữu Công giáo và Tin lành hiệp sức với nhau thì đó là một yếu tố cơ bản cho thời đại chúng ta, cho dù về cơ chế, chúng ta không hiệp nhất với nhau và vẫn còn những vấn đề lớn, những vấn đề nơi nền tảng niềm tin nơi Chúa Kitô, nơi Chúa Ba Ngôi và nơi con người như hình ảnh Thiên Chúa.
ĐTC cũng cám ơn các tín hữu Tin lành đã nhận lời đến tham dự cuộc gặp gỡ đại kết tại cựu tu viện Thánh Augustinô ở Erfurt, nơi Martin Luther đã học thần học và tu đức. Trong một xã hội bị tục hoá ngày nay, chứng tá chung giữa các tín hữu Công giáo và Tin lành là điều rất quan trọng.
Tiếp đón chính thức
Máy bay chở ĐTC đã đáp xuống phi trường Tegel của thủ đô Berlin lúc 10 giờ 30 sáng.
Tổng Giáo phận Berlin chỉ có 393.000 tín hữu Công giáo, tương đương với 7% trên tổng số gần 6 triệu dân cư, một tỷ lệ rất khiêm tốn so với tỷ lệ 42% là Công giáo trong Tổng Giáo phận Freiburg là chặng chót trong chuyến viếng thăm của ĐTC.
ĐTC đã được chào đón với 21 phát đại bác nổ vang, và tại chân thang máy bay, ĐTC đã được Tổng thống Christian Wulff và Phu nhân Bettina tiếp đón. Kế đến là bà Thủ tướng Angela Merkel, cùng với giáo quyền Công giáo, đứng đầu là Đức TGM Berlin sở tại Rainer Woelki và Đức cha Chủ tịch HĐGM Đức, Robert Zollitsch, và hàng chục tín hữu, trong đó có một số trẻ em. Có 2 em bé nam nữ tặng hoa cho ĐTC, trước khi ngài cùng Tổng thống Wulff và bà Thủ tướng Merkel vào phòng khánh tiết của phi trường để hội kiến ngắn trước khi lên đường tới Lâu đài Bellevue là phủ tổng thống và là nơi diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức.
Tổng thống Christian Wulff và phu nhân đã đón tiếp ĐTC và mời ngài vào bên trong lâu đài, ký tên vào sổ vàng lưu niệm, trước khi tiến ra khuôn viên để cử hành nghi thức đón tiếp chính thức, với hàng quân danh sự, quốc thiều Vatican và Đức, trước sự hiện diện của khoảng 1.000 quan khách và tín hữu, trong đó có đông đảo các giám mục.
Trong lời chào mừng ĐTC, Tổng thống Đức bênh vực cuộc viếng thăm của ngài, chống lại những người phê bình và xác quyết rằng cuộc viếng thăm này củng cố các tín hữu Kitô và giúp tất cả mọi người tìm được đường hướng và mẫu mực. Ông cũng kêu gọi các Giáo hội Kitô, mặc dù có những biện pháp phải tiết kiệm và thiếu linh mục, đừng rút lui vào mình, nhưng tiếp tục các công tác từ thiện bác ái, săn sóc người nghèo và người yếu thế. Ông bày tỏ mong muốn Giáo hội Công giáo tỏ ra từ bi hơn đối với những người ly dị, tăng cường vai trò của giáo dân cạnh linh mục, của phụ nữ cạnh nam giới.
Giới báo chí ghi nhận rằng Tổng thống Wulff cũng như Thủ tướng Angela Merkel đều là người ly dị tái hôn.
Diễn văn đầu tiên
Trong diễn văn đáp từ, sau khi nồng nhiệt cám ơn Tổng thống và Chính phủ Đức, cũng như chào thăm các quan khách hiện diện, ĐTC nói đến mục đích chuyến viếng thăm của ngài:
“Tuy cuộc viếng thăm này là một cuộc viếng thăm chính thức, củng cố những quan hệ tốt đẹp giữa Cộng hoà Liên bang Đức và Toà Thánh, nhưng trước tiên, tôi không đến đây để theo đuổi một số mục tiêu chính trị hoặc kinh tế như các nhà chính trị khác vẫn làm một cách có lý, nhưng để gặp gỡ dân chúng và nói về Thiên Chúa.
“Chúng ta thấy trong xã hội càng ngày càng có sự dửng dưng đối với tôn giáo; trong các quyết định của mình, người ta coi vấn đề chân lý như một chướng ngại, và trái lại, họ dành ưu tiên cho những nhận xét duy lợi ích.
Đàng khác, cần có một căn bản có tính chất bó buộc để chúng ta có thể sống chung với nhau, nếu không, mỗi người chỉ sống theo cá nhân chủ nghĩa của mình. Tôn giáo là một trong những căn bản để cho cuộc sống chung được thành công. “Cũng như tôn giáo cần có tự do, thì cả tự do cũng cần có tôn giáo”. Câu nói này của vị đại GM Wilhem von Ketteler, cũng là một nhà cải tổ xã hội, vẫn còn rất thời sự và năm nay là kỷ niệm 200 năm sinh nhật của ngài.
Tự do cần có một mối liên hệ nguyên thuỷ với một thẩm quyền cao hơn. Sự kiện có những giá trị hoàn toàn không thể lèo lái được, đó thực là một bảo đảm cho tự do của chúng ta. Ai cảm thấy bị bó buộc đối với sự thật và sự thiện, thì sẽ đồng ý ngay với điều này là: tự do chỉ được phát triển trong trách nhiệm đối với một điều thiện lớn hơn. Điều thiện này chỉ hiện hữu cho tất cả mọi người với nhau; vì thế, tôi phải luôn quan tâm đến tha nhân của tôi. Tự do không thể sống mà không có những mối quan hệ.
ĐTC cũng nhận xét: “Trong cuộc sống chung của con người, không thể có tự do mà không có liên đới. Điều tôi đang làm mà gây hại cho tha nhân thì không phải tự do, nhưng là hành động sai trái, gây hại cho tha nhân và cho cả tôi nữa. Tôi chỉ có thể thành đạt trong tư cách là người tự do bằng cách sử dụng năng lực của tôi để mưu điều thiện cho tha nhân. Điều này có giá trị không những cho lĩnh vực riêng tư, mà còn cho cả xã hội nữa. Theo nguyên tắc phụ đới, xã hội phải dành không gian đầy đủ cho các cơ cấu nhỏ bé hơn để họ phát triển, và đồng thời phải nâng đỡ, làm sao để một ngày nào có các cơ cấu ấy có thể tự lập”.
ĐTC kết luận rằng Cộng hoà Liên bang Đức được như ngày nay là nhờ sức mạnh của tự do được tôi luyện nhờ trách nhiệm trước Thiên Chúa và đối với nhau. Nước Đức đang cần năng động này, với sự can dự của mọi lĩnh vực để có thể tiếp tục phát triển trong những hoàn cảnh hiện nay. Nước Đức cần điều đó trong một thế giới đang cần được canh tân sâu rộng về văn hoá và tái khám phá các giá trị cơ bản để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn (Caritas in veritate, 21).
Sau bài diễn văn, ĐTC và Tổng thống đã vào bên trong phủ tổng thống để hội kiến, rồi Tổng thống đã giới thiệu gia đình ông với ĐTC. Trong dịp này, Tổng thống Wulff đã tặng ĐTC một món quà đặc biệt đó là tài trợ cho một dự án của tổ chức bác ái Misereor tại Kenya, Phi châu: dự án thuỷ lợi do Giáo phận Marsabit ở miền đông bắc nước này khởi xướng, để giúp dân chúng bị hạn hán trầm trọng tại đây.
Viếng thăm và phát biểu tại Quốc hội Liên bang
Hoạt động của ĐTC thu hút sự chú ý nhiều nhất chiều hôm qua là cuộc viếng thăm của ngài tại trụ sở Quốc hội Liên bang Đức. Từ nhiều ngày qua, đã có sự tranh luận sôi nổi trong dư luận tại nước này, vì có sự chống đối của 100 đại biểu quốc hội tả phái và đảng Xanh tuyên bố tẩy chay cuộc gặp gỡ này, vì cho là vi phạm nguyên tắc tách biệt Giáo Hội và Nhà Nước, dù rằng chính Chủ tịch Quốc hội Đức, ông Norbert Lammert thuộc đảng CDU, đã mời ĐTC đến viếng thăm và phát biểu.
Khi đến trụ sở quốc hội vào lúc hơn 4 giờ chiều, ĐTC đã được ông Chủ tịch Lammert tiếp đón và dẫn ngài ngài lên một phòng ở lầu một để gặp Tổng thống Liên bang, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Toà Bảo hiến Liên bang Đức.
Lên tiếng sau diễn văn chào mừng của ông Chủ tịch Norbert Lammert, ĐTC nói đến vai trò của nhà chính trị, nhất là ngài kêu gọi suy nghĩ lại về vai trò của luật tự nhiên trong việc xác định các luật pháp, đồng thời tránh quan niệm hoàn toàn duy thực nghiệm.
ĐTC nói: “Chính trị phải là một sự dấn thân cho công lý và qua đó kiến tạo những điều kiện căn bản để có hoà bình. Dĩ nhiên một nhà chính trị tìm kiếm sự thành công, tạo cho mình khả năng hoạt động chính trị hữu hiệu. Nhưng sự thành công này tuỳ thuộc tiêu chuẩn công lý, tuỳ thuộc ý chí thực thi luật pháp và sự hiểu biết về luật pháp. Sự thành công cũng có thể là một cám dỗ và do đó nó có thể mở đường cho sự lèo lái công pháp, huỷ hoại công lý”.
ĐTC nhận xét: “Trong một thời điểm lịch sử, giữa lúc con người đã đạt được những khả năng cho đến nay không thể tưởng tượng nổi, nghĩa vụ này trở nên đặc biệt cấp thiết. Con người có khả năng phá huỷ thế giới. Vậy làm sao chúng ta phân biệt giữa thiện và ác, giữa công pháp đích thực và điều chỉ có vẻ là công pháp? Trong phần lớn các vấn đề cần được xác định về pháp lý, tiêu chuẩn đa số có thể là đủ; nhưng trong những vấn đề cơ bản của công pháp, trong đó có liên hệ tới phẩm giá con người và nhân loại, thì nguyên tắc đa số không đủ. Những chiến binh kháng chiến đã hành động chống lại chế độ Đức quốc xã và chống lại những chế độ độc tài khác, và qua đó họ phục vụ công pháp và toàn thể nhân loại.
ĐTC nhắc đến sự kiện trong lịch sử, Kitô giáo không hề áp đặt cho nhà nước và xã hội luật pháp mạc khải, một trật tự pháp lý đến từ mạc khải. Trái lại, Giáo Hội nói đến thiên nhiên và lý trí như những nền tảng đích thực của luật pháp, Giáo Hội đã nói đến sự hoà hợp giữa lý trí khách quan và lý trí chủ quan, nhưng sự hoà hợp này giả thiết rằng 2 lĩnh vực ấy đều dựa trên Lý Trí sáng tạo của Thiên Chúa. Trong sự tiếp xúc ấy đã nảy sinh nền văn hoá pháp luật Tây phương, đã và vẫn còn có tầm quan trọng quyết định đối với nền văn hoá pháp luật của nhân loại. Từ mối liên hệ tiền Kitô giáo, giữa luật pháp và triết học đã nảy sinh con đường đưa tới sự phát triển pháp lý thời Soi Sáng và cho tới Tuyên ngôn về các quyền con người, và đến luật căn bản của Đức, qua đó, vào năm 1949, nhân dân Đức đã nhìn nhận những quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người như nền tảng cộng đồng nhân loại, hoà bình và công lý trên thế giới”.
ĐTC nhận xét rằng trong nửa thế kỷ qua đã xảy ra một sự thay đổi tình hình một cách thê thảm. Ý tưởng về luật tự nhiên ngày nay bị coi như một đạo lý riêng của Công giáo, mà người ta cho là chẳng nên thảo luận ngoài phạm vi Công giáo, như thể người ta cảm thấy xấu hổ khi nói đến luật tự nhiên. Nhất là điều cơ bản là luận đề theo đó giữa hiện hữu và nghĩa vụ hiện hữu có một vực thẳm không thể vượt qua được. Từ hiện hữu không thể phát sinh một nghĩa vụ, vì đó là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác biệt nhau. Nền tảng của ý kiến như thế chính là quan niệm duy thực nghiệm về thiên nhiên và lý trí, một ý kiến ngày nay hầu như được chấp nhận ở mọi nơi.
ĐTC nói thêm: “Theo quan niệm như thế, thiên nhiên chỉ là một tập hợp các dữ kiện khách quan, liên kết với nhau như nguyên nhân và công hiệu; không có tính chất luân lý đạo đức. Nhưng thiên nhiên hiểu theo thể thức hoàn toàn là chức năng như thế không thể kiên tạo một nhịp cầu nào nối với luân lý đạo đức và luật pháp. “Theo những người duy thực nghiệm, lý trí trở thành quan điểm duy nhất có tính chất khoa học. Điều gì không thể kiểm chứng được hoặc không thể làm giả được thì không thuộc lĩnh vực của lý trí theo nghĩa hẹp. Đó là điều phần lớn xảy ra trong ý thức công cộng của chúng ta. Tình trạng bi thảm này có liên hệ tới tất cả mọi người và cần có cuộc thảo luận công cộng; và bài diễn văn này có chủ ý mời gọi cấp thiết thực hiện điều đó”.
Trong phần kết luận, ĐTC mời gọi các đại biểu quốc hội Đức hãy mong ước, như vua Salomon, được một con tim biết lắng nghe, khả năng phân biệt giữa thiện và ác, và thiết lập công pháp đích thực, phục vụ cho công lý và hoà bình.
Sau diễn văn tại trụ sở quốc hội Đức, ĐTC còn gặp 15 đại diện các cộng đoàn Do Thái ở Đức vào lúc hơn 5 giờ 30 chiều trong một phòng của Quốc hội Đức. Cùng hiện diện với ĐTC còn có các hồng y và giám mục thuộc đoàn tuỳ tùng.
Hoạt động tôn giáo đầu tiên của ĐTC trong ngày bắt đầu viếng thăm nước Đức là Thánh lễ ngài cử hành lúc 6 giờ 30 chiều hôm qua tại Sân Vận động Olympic ở thủ đô Berlin. Thao trường này được khánh thành hồi đầu tháng 8-1936 nhân dịp Thế vận hội Olympic mùa hè lần thứ 36. ĐTC Gioan Phaolô II cũng đã từng cử hành Thánh lễ tại đây cách đây 15 năm, ngày 23-6-1996 để tôn phong 2 linh mục người Đức lên bậc chân phước là Cha Karl Leisner và Lichtenberg.




Trần Đức Anh OP

Nguồn: RV

Cải thiện cuộc sống

Cải thiện cuộc sống
(Suy niệm Tin Mừng Matthêu (Mt 21,28-32) trích đọc vào Chúa Nhật 26 thường niên)



Đã là người thì không ai tránh khỏi lỗi lầm.
Vì mọi người đều mắc phải lầm lỗi nên bất cứ ai cũng cần phải sám hối và sửa mình. Mắc phải lầm lỗi thì không đáng lên án, nhưng thái độ ngoan cố không nhận lỗi, không ăn năn hối hận và chìm đắm trong tội là điều tai hại và rất đáng tiếc.
Thế nên, hôm nay Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta bài học rất quan trọng giúp chúng ta ăn năn phục thiện để trở thành người tốt.

Để cụ thể hoá bài học của mình, Chúa Giê-su dùng dụ ngôn sau đây:
Một người cha có hai con. Sáng hôm ấy, ông đến với đứa con thứ nhất và bảo nó: "Nầy con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho với cha". Nó ương ngạnh trả lời: "Không! Con không đi!".

Người cha buồn lòng lặng lẽ quay sang đứa khác, mời nó ra vườn làm việc với ông. Cậu nầy dạ dạ vâng vâng: "Con sẽ đi!", nhưng rồi không thấy tăm hơi đâu cả.
Sau đó, người con thứ nhất hồi tâm lại, thấy được sai trái của mình nên hối hận vác cuốc ra đồng cùng làm với cha.

Thế là người con thứ nhất, dù ban đầu có phần ương bướng, nhưng biết xét lại, biết nhận ra lỗi mình và có quyết tâm sửa chữa nên đáng tuyên dương. Khi nói với các thượng tế và kỳ lão rằng: "Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông", Chúa Giê-su có ý chê trách những người nầy vì không biết ăn năn sửa lỗi đồng thời ngợi khen những người tội lỗi biết sám hối ăn năn sửa mình.

Chúa Giê-su còn đặc biệt tỏ lòng yêu mến đối với những người biết hối cải qua câu chuyện người cha nhân lành và đứa con phung phá. Khi người con hoang đã phá sạch cả nửa gia tài với bọn đàng điếm nhưng rồi biết hồi tâm lại, biết thống hối ăn năn và quyết tâm chỗi dậy trở về cùng cha thì người cha quên hết mọi lầm lỗi của nó, chạy ra ôm hôn nó, tiếp đón nó với tất cả tình yêu thương.
***
Vào những năm kinh tế còn khó khăn, gia đình ông Tư sắm được một chiếc xe máy Honda đời 67. Ông ra công bảo quản nó rất chu đáo; ngày ngày tỉ mỉ lau chùi từng chân căm, rồi lại dành ra cả tấm mền để trùm cả chiếc xe cho khỏi bụi. Ông cưng xe hơn cưng con, chẳng cho ai đụng đến. Nếu xe bị trầy, ông vô cùng xót xa. Nếu xe có gì trục trặc, dù rất nhẹ, ông phải đưa ra thợ sửa chữa liền. Trong khi đó, bản thân ông mang nhiều tật xấu thói hư, bị hàng xóm láng giềng chê cười xa lánh, thì ông chẳng quan tâm sửa mình.

Bản thân con người quý hơn xe cộ cả triệu lần, nhưng khi bản thân hư hỏng, xuống cấp… nhiều người không cho là quan trọng! Xe hư, máy hư thì lo sửa liền, còn người hư thì cứ để mặc. Cứ để hư cho đến chết thì thôi! Thật là điều phi lý.
Khi mặt mày chúng ta lem luốc vì lọ nghẹ hay dầu mỡ, chắc chắn ai trong chúng ta cũng vội lau rửa cho sạch sẽ ngay.
Khi thấy áo quần dơ bẩn và rách rưới, chúng ta sẽ thay áo khác liền.
Khi cơ thể chúng ta dơ dáy và bốc mùi hôi, chắc chắn chúng ta sẽ tắm rửa ngay không trì hoãn.
Vậy thì khi tâm hồn chúng ta lem luốc, dơ bẩn vì tội lỗi thói hư, lẽ nào chúng ta lại cứ để mặc như thế hết ngày nầy qua ngày khác sao?
Trong công nghệ thông tin hay sản xuất hàng tiêu dùng, việc cải tiến chất lượng sản phẩm là vấn đề sinh tử của các công ty. Châm ngôn của các nhà phát minh và chế tạo là: “Cải tiến hay là chết.” Thế nên người ta không ngừng rà soát lại những nhược điểm của sản phẩm và phải khắc phục bằng mọi giá trước khi tung ra thị trường.
Giá trị con người vượt xa giá trị hàng hoá cả triệu lần. Ước gì trong lĩnh vực đạo đức, mỗi người cũng rà soát lại những khuyết điểm của mình để cải thiện cho xứng với tầm vóc người con cái Chúa.
Nguyện xin Chúa Giê-su ban ơn giúp sức cho chúng ta thực hiện được công cuộc cải thiện tối cần thiết nầy.





Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

NÓI VÀ LÀM

NÓI VÀ LÀM



Cũng đã hơn một lần tôi nhắc tới những người hay đem thuyết đỊnh mệnh để bào chữa cho lối sống của mình. Cái gì cũng do “Trời định”, “Chúa định” hết, con người từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi bị trói chặt vào số mệnh, không còn một chút tự do. Và nếu quả thật như vậy, thì Thiên Chúa cũng chẳng cần tốn công sai Con Một xuống thế gánh lấy tội lỗi loài người (đã định cho chúng như thế thì còn cứu chuộc làm chi!) và con người hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Một cách chạy tội quá lý tưởng!!!
Cũng đã có những bài chia sẻ về bài Tin Mừng hôm nay (Mt 21, 28-32), cho rằng “con người ta ‘sống’ hoặc ‘chết’ hay nói cách khác là vào Nước Trời hay không, đều do Thiên Chúa quyết định”. Mới thoạt nghe lập luận này thì thấy quá đúng; nhưng suy nghĩ cho kỹ thì lại thấy như vậy thì phải chăng con người chỉ là một công cụ biểu diễn cho một trò chơi, mà người điều khiển (là Thiên Chúa) muốn quyết định sao thì tuỳ ý? Đọc bài đọc 1 (Ed 18, 25-28), vấn đề được khai thông. Vâng, nếu tất cả đều do “Trời định”, “Chúa quyết định”, thì sao lại có vụ một người công chính đi làm điều gian ác để đến nỗi phải chết? Còn kẻ gian ác thì “từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh” để “chắc chắn nó sẽ sống, nó không phải chết” ? Cuối cùng thì chính Thiên Chúa lại nói: “Quả thật, Ta không vui thích gì về cái chết của kẻ phải chết - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng. Vậy hãy trở lại và hãy sống” (Ed 18, 32).
Chúa có định cho một người công chính mà lại “theo đòi kẻ gian ác làm mọi điều ghê tởm” hay không? Hoàn toàn không, trăm ngàn lần không. Hắn đã tự ý làm vì bị mê hoặc, cám dỗ mả hắn không tự biết. Khi hắn bị hình phat, Thiên Chúa cũng chẳng vui gì, mà trái lại nữa là khác. Còn đối với kẻ gian ác, Chúa cũng chỉ khuyên bảo răn đe, hoàn toàn không ép buộc phải thế này hay thế khác. Khi kẻ gian ác hiểu ra những sai phạm của mình, sẵn sàng từ bỏ điều dữ mà thi hành điều công minh chính trực; được như vậy, nó sẽ sống, tất nhiên. Chính vì thế, nên Thiên Chúa mới mời gọi và khuyên răn: “hãy trở lại và hãy sống”. Cho nên có thể nói, con người đã tự định đoạt số phận của mình. Chẳng ai bắt anh phải làm thế này, buộc anh phải sống thế kia, tất cả đều do anh tự chọn và quyết định cho cuộc đời của mình.
Trở lại với bài Tin Mừng hôm nay nói về dụ ngôn hai người con, ai cũng thấy rõ hai người con này tự quyết định theo ý mình trước lời kêu gọi của người cha. Một người lúc đầu thì từ chối, nhưng sau đó lại vào làm, còn một người mau mắn nhận lời nhưng sau đó lại không đi. Đọc tới đây, ai cũng hiểu ngay con người sống trên đời luôn có tự do và Thiên Chúa tôn trọng sự tự do đó của con người. Chính người con thứ nhất, ai cũng nghĩ rằng anh ta sẽ không đi làm theo ý cha vì anh ta đã thẳng thắn từ chối, nhưng rồi anh lại đi. Còn người con thứ hai thì mau mắn đáp lời cha, ai chẳng cho rằng anh ta sẽ thi hành ý cha cách tốt đẹp, vậy mà rốt cuộc thì lại trốn tránh. Cá hai trường hợp đều rơi vào cảnh “ngôn hành bất nhất” (“lời nói không đi đôi với việc làm”), nhưng xét cho cùng, ai cũng hiểu ra (kể cả những bậc “thông thái” như kinh sư, thượng tế, Pha-ri-sêu thời đó) người con thứ nhất mới là người đáng để cho người khác học hỏi. Đáng lẽ Chúa Giê-su căn cứ vào câu trả lời của nhóm người này, dạy bảo họ “hãy trở lại và hãy sống”, thì Người lại nói tới bọn gái điềm và thu thuế, tưởng chừng không ăn nhập gì tới câu chuyện du ngôn.
Rõ ràng Chúa Giê-su tránh không muốn nói thẳng vào đám người đã từng bị nhắc nhở và lên án nhiều lần là những tên lẻo mép, chỉ biết nói không thèm làm, hệt như người con thứ hai trong dụ ngôn ("Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa! " là được vào Nước Trời cả đâu!" – Mt 7, 22; “Bấy giờ, Đức Giê-su nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng: "Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm”. (Mt 23, 1-3). Có một điều rất đáng để suy gẫm là đám người kinh sư ngồi trước mặt Chúa Giê-su mà bị coi không bằng đám người thu thuế và gái điếm. Ấy cũng chỉ vì "…ông Gio-an đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy." (Mt 21, 32).
Chung quy thì cũng chỉ vì anh nói thì hay lắm, rất hay; nhưng anh lại không làm được đúng như điều anh đã nói. Một cách cụ thể, anh không tin vào những điều anh nói – không tin cả chính mình – như vậy thì sao có thể gọi là những người đi nói cho kẻ khác tin? Còn người thu thuế và gái điếm, thì vì họ biết nhìn lại mình, biết mình là người tội lỗi và biết tin vào người chỉ dẫn cho mình đường ngay lẽ phải, chính nhờ vậy mà họ thành công. Thật rõ ràng như hai với hai là bốn: “Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính của mình và làm điều bất chính mà chết, thì chính vì điều bất chính nó đã làm mà nó phải chết. Còn nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu được mạng sống mình” (Ed 18, 26-27).
Ôi, lạy Chúa! Chẳng phải nói ai khác, mà chính bản thân con, ngay trong lúc này đây, khi đọc Lời Chúa nói về những kinh sư (“Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là "ráp-bi" – Mt 23, 5-7), từ trong sâu thẳm lòng mình, con cũng vẫn thèm muốn được như họ, cho dù sau đó có bị án phạt thì cũng vui lòng (“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt,/ Còn hơn buồn le lói suốt năm canh” – Xuân Diệu). Thế đấy! Con cũng chỉ là một con người tầm thường, bé nhỏ, mỏng giòn, Chính vì thế, cúi xin Chúa soi lòng mở trí cho con, thêm sức cho con biết luôn luôn “nhìn lại mình” để chiến thắng chính mình trước đã, và biết luôn luôn đem Lời Chúa dạy ra thực hành với châm ngôn “Đừng làm chỉ vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su”.(Pl 2, 3-5). Ôi! Lạy Chúa con! Lạy Thiên Chúa của con! Amen.




JM. Lam Thy ĐVD.

CÒN GIỜ MẾN CHÚA THIẾT THA

CÒN GIỜ MẾN CHÚA THIẾT THA
 



Đêm nay nhìn ánh trăng rằm,
Bầu trời trong sáng chị Hằng thướt tha.
Con xin cất tiếng hòa ca,
Tình yêu Thiên Chúa bao la tuyệt vời.

Được làm con Đức Chúa Trời,
Ghi ơn nhớ mãi cuộc đời Giê-su.
Trăng lu vì bởi mây mù,
Tâm mà theo quỷ, mịt mù xót xa.

Đâu còn mến Chúa thiết tha,
Hững hờ, hờ hững, tự ta đeo sầu.
Đời người đâu có dài lâu,
Một cơn gió thoảng, lo âu rã rời.

Từ ngày theo Chúa ra khơi,
Ánh đèn tội lỗi gọi mời ta theo.
Đời ta quả thật cheo leo,
Sống giữa trần thế, phận bèo nổi trôi.

Chân tôi rảo bước rã rời,
Bóng Thầy sáng tỏ, tôi thời tránh xa.
Đêm nay nhìn ánh trăng tà,
Lòng đau ruột thắt tiếng gà gáy vang.

Lạc xa tình Chúa gian nan,
Hồi tâm tỉnh lại, Cha đang đợi chờ.
Giê-su Nhà Tạm còn mơ,
Hai tay giang rộng đón chờ em yêu.

Nghĩ mà chua xót đăm chiêu,
Người Ki-tô hữu biết điều gẫm suy.
Đừng chờ đến phút lâm nguy,
Kêu Cha réo Mẹ phò nguy con cùng.

Thuyền đời đến bến cuối cùng,
Giê-su anh Cả ung dung đứng nhìn.
Làm sao ta thấy an bình,
Phải chi ôm Chúa, tâm tình con ngoan.




Nam Giao

Cảm Tạ Chúa cho Ngày Hôm Nay

** Cảm Tạ Chúa cho Ngày Hôm Nay **
(Thơ và Nhạc của Tuyết Mai - 03/23/2010)


Ngày hôm nay con cám ơn Chúa!
Ban cho con buổi sáng thức dậy
Cả gia đình được an vui được khoẻ
Chuẩn bị ai nấy sống tiếp ngày hôm nay

Cha mẹ ra đi đến nơi công sở
Con cái chào cha mẹ đến nơi học đường
Cha mẹ nhắn con: "Học giỏi con nhé!"
Cố gắng trau giồi để không uổng công
Công lao cha mẹ nuôi nấng, lo lắng, tốn hao bạc tiền
Nhưng không gì quan trọng đối với cha mẹ
Là con luôn ngoan nghe lời dậy dỗ
Của các Thầy Cô: "Tiên học Lễ, hậu học văn"

Chơi với bạn bè con hãy luôn vui vẻ
Cố gắng không tranh giành, luôn thuận hòa
Không nên tranh chấp
Nếu có thể, con nên nhường nghe con
Làm con cái Chúa là con phải biết sống
Trong an hòa trong an vui
Theo Chân Lý Chúa,
Lấy Công Bằng mà đối xử với nhau

Cảm tạ Chúa! Chúng con luôn cảm tạ Chúa!
Tri ân Ngài! Chúng con hằng tri ân
Một cuộc sống cân bằng là ta phải
Trước kính Chúa sau là thương yêu
Anh chị em như yêu chính mình
Là hai Giới Răn căn bản nhất
Con nên phải nhớ! Đó mới là phải đạo, con ơi!
Không khó đâu nếu con luôn khấn nguyện
Chúa Ba Ngôi cho con Ơn của Ngài
Đem Tình Yêu và đem Tin Mừng
Sống theo Phúc Âm theo những Lời
Vàng ngọc của Chúa

Thế mới mong xứng đáng làm con cái Chúa
Yêu thương người là yêu trong trái tim
Biết chia sẻ và biết thông cảm
Cho những điều mà thấy là gai mắt
Cho những điều tai nghe không thuận lòng
Và những điều thiếu sót của ta

Thế mới thực sự sống đẹp lòng Thiên Chúa
Ban cho ta sự sống trên Nước Trời
Sống hạnh phúc vui vẻ muôn đời
Bên Ba Ngôi Thiên Chúa, Ame
n.


Chớm Thu

Chớm Thu









Chớm thu vài cánh lá vàng
Điểm tô đôi chút nhẹ nhàng nên thơ

Bên hồ êm ả đợi chờ

Làn sương phớt nhẹ như mơ về nguồn

Bốn mùa luân chuyển luôn luôn
Thu về lá rụng vào nguồn cậy trông

Lá về nguồn cội mênh mông

Ra đi về cõi thinh không êm đềm

Hồ thu óng ả êm êm
Mênh mông tĩnh lặng bên thềm rừng thu

Lá vàng rớt nhẹ khiêm nhu

Giang tay đón lấy lá thu vào lòng

Lá về nơi cõi thong dong
Êm đềm hạnh phúc trả xong kiếp đời

Nghìn thu một giấc tuyệt vời

Bên Ngài thanh thản đời đời an vui

Lá xanh ở lại bùi ngùi
Nỗi lòng thương nhớ niềm vui xa rồi

Một mình tĩnh lặng đơn côi

Người đi để lại trong tôi nỗi buồn

Lời Ngài con xếp vào khuôn
Ngăn tim để nhớ mãi luôn trong hồn

Sương mai cho đến hoàng hôn

Lời Người dạy bảo kính tôn Chúa Trời

"Yêu Thương"hai chữ tuyệt vời
Châm ngôn Ngài sống cuộc đời hiến dâng

Trọn đời hai tiếng "Xin Vâng"

Noi gương con bước nên tầng nấc thang

"Yêu Thương" sẽ thấy nhẹ nhàng
Lời Cha vẫn mãi còn vang trong hồn

Cuộc đời biết dại là khôn

Thu về lá rụng hoàng hôn Bên Ngài.




Thanh Sơn
24.09.2010 ngày vào thu.

DỤ NGÔN NÉN VÀNG

DỤ NGÔN NÉN VÀNG
(Mt 25:14–30)

Có người phải trẩy đi xa lắm
Gọi tôi tớ gởi gắm, phó giao
Gia tài của cải bao nhiêu
Để tôi tớ giữ mọi điều tư gia
Người thì được ông chia năm nén
Kẻ nhận hai hoặc nhận một thôi
Mỗi người tùy lực tùy tài
Đoạn ông liền trẩy đi ngoài xa xăm…

Với số vốn là năm nén đó
Nghề kinh doanh làm hóa gấp đôi
Người kia hai nén thêm hai
Người cầm một nén tìm nơi giấu liền
Ngày chủ về tính tiền với họ
Người lĩnh năm nén nọ liền thưa:
“Thưa ngài, vàng nén ngày xưa

Ngài trao năm nén bây giờ thêm năm”

Chủ nói với nhiệt tâm khen ngợi:
“Tốt lắm thay tớ trực tôi trung

Rồi đây ta sẽ thưởng công

Cho cùng cai trị, hưởng muôn vui mừng”

Người cũng đã lãnh cùng hai nén
Bây giờ cũng lại tiến đến thưa:
“Thưa ngài, vàng nén ngày xưa

Ngài trao hai nén bây giờ thêm hai”

Chủ nói với người tôi trung trực:
“Bởi vì ngươi thành thật với ta

Ta cho đồng hưởng vinh hoa

Hãy vào hoan lạc với ta đang chờ”

Người một nén bấy giờ bày tỏ:
“Ngài hà khắc, tôi rõ mười mươi

Không gieo mà gặt. Than ôi!

Tôi lo, tôi sợ, tôi thời giấu ngay

Vậy vàng đây, xin ngài nhận lấy

Một vẫn một, cả thảy còn đây”

Chủ liền nói với bầy tôi:
“Này người bất hảo và lười biếng kia!

Ngươi đã biết rõ ta như vậy

Không vãi gieo mà lại gặt thu

Sao ngươi không gởi vàng kia

Đến lúc ta về sinh lãi lời thêm?”

Vậy thu lấy mà ban kẻ khác
Kẻ có rồi dư dật thêm hơn
Kẻ nào chẳng có lấy luôn
Để cho họ phải tay không về rồi
Còn đầy tớ quá tồi, vô dụng
Đẩy nó vào thung lũng tối tăm
Nơi mà chỉ có khóc than
Nơi mà chỉ có nghiến răng muôn đời!

Lạy Thiên Chúa, chính Ngài ban tặng
Tội đồ con được nhận hồng ân

Dẫu là một chút tài năng

Xin cho con biết gắng công sinh lời

TRẦM THIÊN THU
Lễ Thánh sử Tông đồ Matthêu, 21-9-2011




ĐÓA HỒNG TÌNH YÊU


Thắm nở làn trinh nguyên
Bông hoa nhỏ tinh tuyền
Hương thánh thiện thơm ngát
Bay tỏa khắp mọi miền

Suốt một đời đơn sơ
Chăm hy sinh, nhịn nhục
Trọn cuộc đời phó thác
Cho Thiên Chúa liệu lo

Mỹ nhân sống hiền thục
Thanh sạch như đóa sen
Chút mùi bùn chẳng lấm
Hai mươi bốn mùa xuân

Têrêsa hồng thắm
Tu viện kín ẩn thân
Dâng mình phụng sự Chúa
Trọn ước nguyện dấn thân

Trong bốn bức tường kín
Cầu nguyện và hy sinh
Vẫn hoàn thành truyền giáo
Để cứu thoát sinh linh

Têrêsa nữ trinh
Mưa hoa hồng tuôn đổ
Cho trần gian đau khổ
Được mát gội hồng ân



TRẦM THIÊN THU


ĐƯỜNG THƠ ẤU

Đường Thơ Ấu Têrêsa
Sống đời khiêm hạ, thật thà, đơn sơ
Hết lòng yêu Chúa Giêsu
Hy sinh, nhịn nhục, ẩn tu tuyệt vời
Cuộc đời ngắn vẫn sống dài
Hóa thân trẻ nhỏ theo Lời Phúc Âm
Chỉ hai mươi bốn mùa xuân
Đủ nêu gương sáng dấn thân, tu trì
Chị ơi, em chẳng có gì
Chị thương mà dẫn em đi theo cùng
Em xin Chị đóa hoa hồng
Để em dâng Chúa thật lòng tin yêu



TRẦM THIÊN THU

TÌNH MẸ

TÌNH MẸ








CON hãy hiểu cho tình yêu của Mẹ
thế nào lòng Mẹ vẫn theo con
LỚN
hơn biển đầy mãi tựa trăng tròn
VẪN
cứ thế và còn mãi như thế
Mẹ vui khi con mình tử tế
CON
nên người mẹ kể chuyện "thành nhơn"
CỦA
trên đời qúy mấy cũng không hơn
MẸ
chỉ một cung đờn không thay thế.
ĐI xuyên suốt năm châu và bốn bể
SUỐT cả đời chẳng thể đổi hoặc thay
ĐỜI là thế con sẽ hiểu một ngày
LÒNG của Mẹ khoan thay đầy nhân ái
MẸ Yêu con bao hy sinh chẳng ngại
VẪN Một lòng quảng đại đến vô biên
THEO về con trọn kiếp Mẹ dịu hiền
CON dù lớn vẫn là con của Mẹ.




Trầm Hương thơ 21.09.2011