Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

KHI TÔI NÓI, “TÔI LÀ CON THIÊN CHÚA”

KHI TÔI NÓI, “TÔI LÀ CON THIÊN CHÚA”



Khi tôi nói, “Tôi là con Thiên Chúa”
Tôi không kêu, “Tôi được thoát tội trần!”
Tôi thì thầm rằng, “Tôi đã vong thân!
Đó là cớ tôi chọn đường theo Chúa”.
Khi tôi nói, “Tôi là con Thiên Chúa”
Tôi không khoe với tự mãn loài người
Tôi thú nhận rằng tôi đã chơi vơi –
Đang cần đôi tay dìu của Chúa.
Khi tôi nói, “Tôi là con Thiên Chúa”
Tôi không cố rằng mạnh mẽ trong tôi
Tôi thú nhận rằng thân phận mỏng giòn
Và nguyện cầu cho sức mạnh trong tôi.
Khi tôi nói, “Tôi là con Thiên Chúa”
Tôi không khoe những thành đạt trong tâm
Tôi tự nhận rằng tôi đã lỗi lầm
Món nợ này có thể nào trả được.
Khi tôi nói, “Tôi là con Thiên Chúa”
Tôi không nghĩ rằng tôi biết mọi điều
Tôi đầu hàng bối rối biết bao nhiêu
Thành kính khiêm nhu xin lời chỉ giáo.
Khi tôi nói, “Tôi là con Thiên Chúa”
Tôi không tuyên xưng rằng đã thiện toàn
Sai lầm của tôi bao nỗi lo toan
Nhưng Thiên Chúa tin rằng tôi xứng đáng.
Khi tôi nói, “Tôi là con Thiên Chúa”
Tôi vẫn cảm nhức nhối những niềm đau
Tôi sẻ chia bao tâm thức âu sầu
Đó là cớ tôi tìm Danh Thánh Chúa.
Khi tôi nói, :Tôi là con Thiên Chúa”
Tôi không muốn để tự mình phán xét
Thân tôi đây quyền hạn có bao nhiêu
Tôi chỉ biết rằng tôi đã được yêu.




Jos. Tú Nạc, NMS

HOA TRÁI CẦU NGUYỆN

HOA TRÁI CẦU NGUYỆN
(Để Mừng Lễ Nữ Thánh Monica
Bổn Mạng các Bà Mẹ Công Giáo)




Cầu nguyện là cho phép ta thưa chuyện
Và nghe nhận tiếng nói của chính Cha

Đấng tuyệt đối ta cậy trông đậm đà

Vì chính Ngài nguồn yêu thương hết mực

Như Monica được chuyển họa thành phước
Một phương thế Bà Cầu nguyện “ kiên trung”

Bà “ cậy trông” vào Tình Chúa thương cùng

Phần đông ta không tưởng tượng được hết

Gương Bà Mẹ Công giáo thật tha thiết
Bà thưa chuyện đối thoại thẳng với Cha

Bà tin tưởng vào Tình Chúa mặn mà

Con Tim Bà đóng vai trò thu phát

Muốn Chúa nhận và thương yêu đối đáp
Nhắm nghiền mắt , ngậm miệng ,mở con tim

Monica thưa Chúa chuyện con mình

Xin cho Anh từ bỏ đời trụy lạc

Sau ông Anh thành vị Thánh nổi tiếng
Người ấy chính …là Augustinô

Khi Cầu nguyện với Chúa ta thân thưa

Trước…Cảm tạ những hồng ân đón nhận

Sau …trình bày những nhu cầu cần đến
Rồi xin điều tốt đẹp cho bản thân

Hoàn hão nhất kinh “Lạy Cha-Kính Mừng”

Lời nguyện xin cần chân tình ngắn gọn

Từ con Tim sâu lắng và cậy tin
“Nói lên gì các con cần cầu xin

Cứ tin đi mình sẽ được như ý” (Mc.11,24)

Nguyện thành tâm cảm tạ Cha hết mình…




Cao Trí Dũng

THEO THẦY, VÌ THẦY

22 TN/ A ( Mt 16 : 21 - 27 )
THEO THẦY, VÌ THẦY


Một lần kia, hai ông Phêrô và Gioan theo Chúa lên núi. Ngài bảo các ông: “ Mỗi người nhớ vác theo hai cục đá”. Chỉ nghe Chúa nói hai cục đá, ông Phêrô hai tay cầm hai cục đá bằng hòn bi; còn ông Gioan nghe Chúa nói vác hai cục đá, ông đinh ninh là hai hòn đá lớn nên Chúa mới bảo vác, và ông đã lấy hai tảng đá lớn vác trên hai vai. Đi được một lúc, ông Phêrô thấy bạn mình đi có vẻ nặng nề, vất vả, liền chế nhạo:
- Coi tớ đây này, cũng mang đá mà có vất vả gì đâu. Ai bảo cậu vác hai cục đá to thế mà chuốc khổ vào thân!
Ông Gioan không nói gì. Đi được một quảng đường khá xa, cả hai môn đệ cùng thưa với Chúa:
- Thưa Thầy, nghỉ chân một lát đi Thầy ơi! Chúng con đói và khát rồi.

Chúa Giêsu và hai môn đệ đến ngồi nghỉ chân dưới một gốc cây. Rồi Ngài bảo hai ông:
- Bây giờ chúng con đặt hai cục đá của mình ra trước mặt đi.

Nói rồi, Chúa giơ tay làm phép và hai cục đá của mỗi người, một cục thành bánh, một cục thành nước. Mẫu bánh và ngụm nước của ông Phêrô nhỏ xíu, chẳng thấm vào đâu so với cơn đói và khát của ông. Ông năn nỉ bạn mình:
- Cậu cho tớ ăn ké với. Tớ còn đói quá!
Ông Gioan mỉm cười đáp:
- Sao lúc nãy ông nhạo cười tôi là khờ khạo vác hai cục đá to làm gì cho khổ thân. Sao bây giờ lại năn nỉ “ thằng dại dột” này nhỉ?
Chúa Giêsu mỉn cười thương hại ông Phêrô và bảo ông Gioan:
- Thôi Gioan, chia cho bạn con với!
Lúc ấy, ông Phêrô mới nghiệm ra Lời Chúa đã dạy: “ Ai hết lòng đi theo tôi, sẽ được gấp trăm ở đời này và sự sống vĩnh cửu đời sau”. ( xem Mc, 10 : 28- 30)
Bài Tin Mừng Chúa nhật 22, mùa Thường niên, năm A, Chúa Giêsu lần thứ nhất tiên báo cho các môn đệ về cuộc Thương Khó Ngài sẽ phải chịu: Ngài phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại. Chúa đã quở trách Phêrô khi ông cản ngăn Ngài đi Giêrusalem để thực hiện kế hoạch, vì ông sợ nguy hiểm đến tính mạng của Thầy. Việc phải đi Giêrusalem như một tấm gương xả thân vì yêu thương của Chúa đối với con người. Và cũng từ sự kiện này, Chúa Giêsu đã đưa ra hai yêu cầu cần thiết cho các môn đệ: Yêu cầu thứ nhất để theo Thầy thì phải từ bỏ mình, vác thập giá mình; và yêu cầu thứ hai là ai cứu mạng sống mình, sẽ mất; ai liều mạng sống mình vì Thầy, sẽ tìm được mạng sống.

Muốn theo Chúa, phải từ bỏ mình, vác thánh giá mình mà theo. Đó là hai điều kiện tiên quyết cho tất cả những ai muốn theo Chúa.
Điều kiện thứ nhất là từ bỏ mình.
Từ bỏ mình không có nghiã là hủy hoại thân xác mình, cũng không phải là đánh mất giá trị nhân bản, phủ nhận nhân phẩm của mình; nhưng là từ bỏ con người tội lỗi cùng các dục vọng, thói xấu đang lôi kéo nơi con người xác thịt của mình, là sống theo lối sống của Chúa, là thực thi những giáo huấn của Ngài, là sống theo thánh ý của Thiên Chúa như lời kêu gọi của Thánh Phaolô Tông đồ trong thư gửi tín hữu Rôma: “ Anh em hãy hiến thân làm của lễ sống động và thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa: Đó là việc phụng thờ hợp lý anh em phải làm. Anh em đừng theo thói đời này, nhưng hãy canh tân lòng trí anh em để anh em biết đâu là thánh ý Chúa, biết điều gì tốt lành đẹp lòng Chúa và hoàn hảo”.
Như thế, từ bỏ mình là từ bỏ những gì không thuộc về Thiên Chúa, những gì đối nghịch với ý muốn, đường lối, kế hoạch của Ngài nơi chính bản thân mình. Từ bỏ mình là một hành động thăng tiến bản thân, là một cuộc sống cao thượng, vị tha hơn.
Điều kiện thứ hai là vác thập giá mình.
Nghe đến cụm từ “ thập giá mình”, chúng ta nghĩ ngay đến những việc nặng nề, khổ cực mà Chúa đòi hỏi chúng ta phải thực thi nếu muốn theo Ngài. Nhưng ở đây, Chúa chỉ muốn đưa ra cho chúng ta thấy trước hình ảnh Ngài sẽ phải chịu như thế nào trong cuộc thương khó mà Ngài sẽ phải trải qua vì yêu thương con người. Muốn theo Ngài, chúng ta cũng phải vác thập giá, nhưng là thập giá mình.
Chúa Giêsu không đòi hỏi chúng ta vác thập giá của người khác, nhưng là vác thập giá của mình vì người khác. Thập giá của mình là những khó khăn vất vả vì Chúa, vì Nước Trời, vì con người; là trách nhiệm của mỗi người với tha nhân; là những ràng buộc của yêu thương, những đòi hỏi của bác ái, là cái giá phải trả vì đức tin, vì lòng mến Chúa yêu người… Thập giá của mỗi người mỗi khác. Thập giá muôn hình vạn trạng. Ở đâu, vào thời đại nào cũng có thập gía.
Thập giá mà Chúa đòi hỏi chúng ta vác tuy không khổ nhọc về thể xác, nhưng lại nặng nề về tinh thần đối với con người yếu đuối của chúng ta. Thật không phải dễ!
Vác là chịu đựng, là chấp nhận, hy sinh, là từ bỏ mình, là sống vững mạnh trong đức tin, là can đảm làm chứng cho Tin Mừng như tiên tri Giêrêmia đã đón nhận hậu quả của thập gía mà chúa đã giao cho ông: “ Suốt ngày tôi đã trở nên trò cười, và mọi người đều chế nhạo tôi. Mỗi lần tôi nói, tôi phải la lớn và loan báo sự hung bạo và điêu tàn, cho nên lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã và bị chế nhạo suốt ngày”. Tiên tri Giêrêmia đồng ý làm ngôn sứ của Thiên Chúa; và ông đã chấp nhận từ bỏ mình, vác thập giá Chúa trao và hy sinh mạng sống mình vì Thiên Chúa.

Thầy Giêsu của chúng ta đã từ bỏ mình, đã vác thập giá mình vì yêu thương con người, vì công cuộc cứu chuộc nhân loại. và Ngài đòi hỏi chúng ta cũng làm như thế nếu muốn theo Ngài, nghĩa là chúng ta phải từ bỏ mình, vác thập giá mình, hy sinh mang sống mình vì Thầy.
Thầy, vì yêu thương nhân loại, vì danh Cha cả sáng, vì nước Cha trị đến, vì ý Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời, đã hy sinh mạng sống mình., đã chết cho người mình yêu. Vì thế, để trở thành môn đệ, để theo Thầy, chúng ta cũng phải thực hiện yêu cầu: “…Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì để đổi mạng sống mình?” Đó là phần thưởng, là lời hứa hẹn cho những ai hy sinh mạng sống mình vì Thầy Giêsu.

Theo Thầy, vì Thầy là chấp nhận hy sinh, là từ bỏ mình, vác thập giá mình, là hy sinh mạng sống mình. Tất cả cũng chỉ vì yêu thương. Ai từ bỏ mình, vác thập giá mình, hy sinh mạng sống mình vì Thầy như gương Thầy đã làm, thì sẽ cứu được mạng sống mình, sẽ được sống muôn đời.




Lm. Trịnh Ngọc Danh

“Khuyên một lời ư?

Suy Niệm Chúa Nhật thứ 23 Thường niên năm A 04.09.2011
“Khuyên một lời ư?
Nhưng biết đâu, lời khuyên không chạm đến tim đau!”
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)




Mt 18: 15-20
Khuyên hay không khuyên, đâu là giải pháp của người đời, với vần thơ? Giải hay không giải, vẫn là quyết định của cộng đoàn đấng bậc khôn ngoan đầy kinh nghiệm, trong chung sống. Khuyên và giải, còn là ý tưởng chủ lực của trình thuật, rất hôm nay.
Trình thuật hôm nay, là của thánh Mát-thêu được Phụng vụ Hội thánh rút tiả làm nền hầu khuyên giải thành viên nào đang có vấn đề tranh chấp. Trích đoạn, lấy từ chương 18 có những lời giải khuyên hãy nên sống như Đức Chúa, Đấng từng lân la sống với cộng đoàn đồ đệ thân thương, rất quí mến.

Cộng đoàn thánh Mátthêu xưa có các thành viên người gốc Do thái sống ở Antiôkia. Trước đó, cộng đoàn vẫn sống ở vùng phụ cận thành đô Giêrusalem, chốn đào tạo thành viên chuyên nghiệp, rất đạo hạnh. Khi người La Mã tìm đến bách hại, cộng đoàn này đã phải rời thôn làng mình làm dân lưu lạc ngay trong chốn phồn hoa thị thành mang tên Antiôkia, nơi hội ngộ của nền văn hoá giao lưu Âu Á, thời xưa cũ.
Bên trong khu nhà đầy cách biệt, là chốn tách bạch khỏi người Do thái tin vào Đức Giêsu. Vì sự tách bạch này, nên thường xảy đến nhiều cãi tranh, tị nạnh giữa kẻ tin Chúa và người chẳng biết tin vào điều gì. Vào ai. Khiến đôi đàng không thể hoà hợp, chung sống. Từ đó, vì có khó khăn, nên kẻ tin vào Chúa cũng bớt đi sinh hoạt đạo hạnh như trước. Và sự thể ấy dẫn đến tình huống rắc rối với cộng đoàn.
Đó là lý do khiến có nhiều người đến với thánh sử Mát-thêu để được tư vấn về các nguyên tắc chủ chốt khả dĩ giúp họ trở thành cộng đoàn lành thánh sống trong môi trường dù đổi mới. Đây, còn là nguồn hứng khởi khiến thánh sử viết lên chương sách mang nhiều ý nghĩa để rồi tóm kết bằng hai nguyên tắc chính cho cộng đoàn lấy đó mà sống. Nguyên tắc, là: trong cộng đồng dân Chúa không thể và không nên có một ai thấy mình bị lạc lõng. Và, nguyên tắc thứ hai, là: trong cộng đoàn tình thương làm con Chúa, không thể và không nên có thành phần nào bị bỏ rơi, quên lãng. Hoặc, hư mất.
Thánh sử còn quả quyết: giả như cộng đoàn quyết tâm tuân thủ hai nguyên tắc làm nền để sống chung, thì mọi sự cũng sẽ đâu vào đó. Bằng không, chẳng có gì chứng tỏ họ là cộng đoàn Kitô-hữu, đúng ý nghĩa cả. Đó là qui định tư riêng. Qui định đòi chúng dân phải sống, không như thể chế nguội lạnh, mà là gia đình ấm cúng, rất anh em. Đó, cũng là đề nghị được thánh Mát-thêu đặt ở Tin Mừng chương 18. Rủi thay, các đấng bậc chủ quản phụ trách chọn bài đọc cho Phụng vụ Chúa nhật, lại không mấy chú tâm đến ý nghĩa trọn vẹn trong chương này từng qui định.
Ở đầu chương này, đã thấy nổi lên một tham luận, có Chúa dự. Tham luận này xoay quanh câu mà các môn đệ cứ là hỏi nhau: “Ai là người lớn nhất ở Nước Trời, đây? “(Mt 18: 1) Nếu tưởng tượng, người đọc sẽ thấy đồ đệ Chúa quây tụ thành vòng tròn ngồi ở sân làng rồi kháo láo với nhau: “Rồi, Thầy sẽ cho ta biết ai là người lớn nhất. Và, đâu là tiêu chuẩn để định ra người lớn nhất Nước Trời? Chúa chẳng nói gì. Ngài chợt thấy một bé em đang nghịch đất, Ngài bảo bé đến ở giữa vòng tròn, rồi bảo:“Nếu anh em không như trẻ bé mọn, sẽ chẳng vào Nước Trời.” (Mt 18: 3). Và, thánh Mát-thêu triển khai thêm ý nghĩa “nên như trẻ bé mọn”.
“Trẻ bé mọn” đây, nên hiểu theo nghĩa biểu tượng. Bởi thời xưa, ”trẻ bé mọn” không khi nào mang ý nghĩa của những ngây thơ, trong trắng hoặc nét đẹp không hao mòn như ở Anh thời nữ hoàng Victoria. Với thế giới Híp-ri, thì “trẻ bé mọn” là biểu tượng của những kẻ không có quyền, dù quyền hành hay quyền lợi. “Trẻ bé mọn”, là những người nghèo hèn. Là, kẻ bị quên lãng, bỏ ngoài bên xã hội.
Với cộng đoàn Kitô hữu, những người ăn trên ngồi chốc, các bậc vị vọng, đạo hạnh, quyền thế, giàu có, chẳng bao giờ là “trẻ bé mọn” bị quên lãng, hoặc hư mất hết. Như Chúa nói: “Anh em chớ nên khinh thị một ai trong đám trẻ bé mọn này…Con Người đến để cứu cái gì hư mất.”(Mt 18: 10).
Thế nên, nguyên tắc làm “nền” cho cộng đoàn Nước Trời người tín hữu Đức Kitô, là: đón mừng” “trẻ bé mọn”. Nói vắn gọn, thì như thế cũng đủ. “Mừng đón” là câu nói đầu chỉ một hành xử đúng đắn. “Đón mừng”, phải là hành xử rất ban đầu và trước tiên của cộng đoàn. Chí ít, là cộng đoàn dân con của Chúa. Mừng-đón-trẻ-bé-mọn, không là đón mừng các đấng toàn năng, toàn thiện. Mà là, mừng và đón những kẻ sẽ chẳng-bao-giờ-trở-nên-toàn-thiện, tuyệt vời. Đây, là sinh hoạt vào lúc đầu của cộng đoàn dân con Đức Kitô. Cung cách ta mừng đón “trẻ bé mọn” phải khác cung cách đón mừng, rất chung chung. Tức, ta phải mừng đón những “trẻ bé mọn” không hoàn chỉnh, khi họ lạc lõng, hư mất. Đón và mừng những con người bị đồng hoá với “trẻ bé mọn” như thế, tức là không được phép để người ấy lạc lõng, bị bỏ rơi, hư mất.

Ai trong chúng ta thực sự, và trên thực tế, từng lạc lõng? Nói nôm na, thì thế này: sống trong cõi đời nhiều bon chen/tranh chấp, ta phải định ra chỗ đứng của mình. Phải biết mình đang ở đâu. Làm sao để người khác tìm ra mình hoặc mình tìm ra người khác đang lạc lõng, hư mất? Đó là kinh nghiệm ban đầu. Đó là cung cách sống để ta luôn tìm thấy những “trẻ bé mọn” sống dưới mức hưởng được may mắn với mọi quyền lợi. Thế nên, ta cũng hiểu được tại sao lại gọi những “trẻ bé mọn” ấy là kẻ lạc lõng, hư mất. Trong khi, họ là người lẽ ra không đáng bị ta quên lãng, coi thường. Họ phải được ta mừng đón và kiếm tìm một cách tích cực, để rồi ta đưa họ vào tận trung tâm điểm của cộng đoàn. Nếu không làm thế, thì không thể và không đáng gọi là thành viên cộng đoàn Kitô-hữu, tức cộng đoàn không có ai và không một ai bị lạc lõng, hư mất.

Đối chọi lại hành xử mừng đón trẻ bé mọn, là cản trở trẻ lạc lõng, hư mất. Cản trở, được coi như một hành động bỉ ổi. Rất tai tiếng. Cản trở tức trở thành sỏi cát lọt trong giầy của trẻ bé hèn mọn vậy. Những người là sỏi cát cản trở bước đi của bọn trẻ bé, lại chính là những người mắc lỗi nặng trong chung sống. Sống rất chung, đời cộng đoàn dân con của Chúa. Người cản trở trẻ bé mọn như thế, chỉ đáng cột cổ vào đá, quăng xuống biển, một hình phạt dành cho lỗi phạm, cũng khá nặng.
Bởi thế nên, thánh Mát-thêu mới tóm tắt giới lệnh căn bản, trong 10 giới lệnh yêu thương bằng câu: “Không được nên cớ vấp phạm cho người nào trong các “trẻ bé mọn” tin vào Ta” (Mt 18: 6-8). Và cả câu 14: “Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không hề có ý để ai trong những trẻ bé mọn này hư mất.”
Nguyên tắc thứ hai cho cộng đoàn chung sống cũng gần giống như nguyên tắc đầu. Tức, trong cộng đoàn Kitô-hữu ta chung sống, không ai được phép có hành xử với mọi thành viên khác như người hư mất, khó thứ tha. Một trong cung cách bị coi là lạc lõng, hư mất, tức là không thể tha thứ cho người ấy. Trong cộng đoàn Hội thánh, không thể có động thái giống như thế. Đó là ý tưởng mà thánh Mát-thêu còn viết nhiều ở các chương đoạn kế tiếp.

Tựu trung, ý tưởng mà thánh nhân muốn nhấn mạnh, là: hãy ra đi mà tìm kiếm những “trẻ bé mọn” đem họ về lại với cộng đoàn. Công tác này, không thể là động thái bốc thăm, may rủi, được. Nhưng, phải là mục tiêu hành động. Là, hành xử mang tính cách xuyên suốt, rất văn hoá. Là, mục tiêu phải đạt chứ không là động thái thích thì làm không thích thì thôi. Thời buổi hôm nay, còn rất nhiều “trẻ bé mọn” đang lạc lõng bằng cách này hay cách khác qua cách hành xử của ta và “trẻ bé mọn” dễ bị cuốn hút vào chốn “hư mất”, nếu ta không ngó ngàng gì đến họ. Và, vấn đề là hỏi: ta có bỏ công đi tìm những người như thế, mà đưa về “ràn chiên” Hội thánh không?
Tại thành đô Giêrusalem hôm nay, có khu tưởng niệm “những trẻ bé mọn” bị lạc lõng/hư mất trong lò thiêu sống. Bên trong khu này, là phòng tối có những đốm sao lấp lánh chiếu lên ảnh hình và tên tuổi của từng bé em bị lạc lõng, thân hư nát.Và, có cả tiếng giọng ở hậu trường gọi tên em bằng tiếng Aram tựa hồ tiếng của Cừu mẹ Rachel gọi cừu con đang bị lạc. Chính đó, là ý nghĩa của trích đoạn trình thuật mà thánh sử Mát-thêu, xưa nay muốn diễn tả.

Thánh Hội của ta hôm nay có đang cuồng điên gọi tìm “trẻ bé mọn” đang đi lạc, ở đâu không? Gọi và tìm, như ý tưởng của thánh sử Mát-thêu từng ghi chép? Có hay không, cũng nên tự hỏi: cho đến nay ta đã bao lần ;à hạ sỏi trong giầy của trẻ bé mọn? Ngày hôm nay, ta có cảm nghiệm sống thực hiện nguyên tắc/lý tưởng này trong thể chế có tổ chức thành cộng đoàn không? Nếu chưa, thì ta có ý định bắt đầu ngay chưa?
Là thành viên Hội thánh lớn/nhỏ, câu hỏi ấy đã trở thành vấn nạn gửi đến cho người. Cho mình.

Trong tâm tình tìm câu trả đáp cho thoả đáng, cũng nên tìm nguồn hứng khởi ở câu thơ, rằng:
“Lời khuyên không chạm đến tim đau.
Tim đau sẽ vọt ngàn tia máu.
Đọng lại muôn ngày vết hận sâu…”
(Nguyễn Bính – Cầu Nguyện)

Nhà thơ đời vẫn hỏi, như một lời nguyện cầu. Cầu mọi người. Nguyện ở mọi nơi. Cả những nơi có con tim không “vọt ngàn tia máu” xót thương. Tia máu yêu thương những là tìm đường mà mở rộng vòng tay đó những “trẻ bé rất mọn hèn”, còn lưu lạc ở nhiều nơi.




Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá luợc dịch.

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

28.8 Thánh Augustinô, Giám mục Tiến sĩ Giáo hội (354-430)





------------------------------
(*) Manichean là thuyết nhị nguyên, có nguồn gốc từ Persia (Ba Tư) hồi thế kỷ thứ III, kết hợp với các yếu tố của Kitô giáo ngộ đạo (Gnostic Christianity), Phật giáo (Buddhism), và Bái hỏa giáo (Zoroastrianism).


28.8 Thánh Augustinô, Giám mục Tiến sĩ Giáo hội (354-430)



Ngài vào đạo lúc 33 tuổi, làm linh mục lúc 36 tuổi, và làm giám mục lúc 41 tuổi. Ngài là một tội nhân trở thành thánh nhân.
Đó là nhờ nước mắt của người mẹ là thánh Monica, sự hướng dẫn của thánh giám mục Ambrôsiô, và nhất là chính Thiên Chúa đã nói với thánh Augustinô qua Kinh thánh để soi dẫn Augustinô từ tình-yêu-cuộc-sống đến cuộc-sống-tình-yêu.
Trong những năm đầu đời, ngài đắm chìm trong kiêu ngạo và tội lỗi, nhưng ngài đã trở lại và sống thánh thiện, chống lại mọi thủ đoạn của ma quỷ thời ngài – suy đồi về chính trị, xã hội và luân lý. Chính kinh nghiệm đời ngài mà ngài đã để lại cho chúng ta những câu nói bất hủ.

Cũng như tiên tri Giêrêmia và các tiên tri khác, thánh Augustinô cũng không thể im lặng: “Có lần con tự nhủ: “Tôi sẽ không nghĩ đến Người, cũng chẳng nhân danh Người mà nói nữa”. Nhưng lời Ngài cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt. Con nén chịu đến phải hao mòn, nhưng làm sao nén được!” (Gr 20:9).

Tách hình ảnh trong file Gif với Gifspliter

Tách hình ảnh trong file Gif với Gifspliter






Bạn sưu tập được rất nhiều các tấm ảnh động dưới dạng *.gif đẹp mắt, tuy nhiên muốn lấy một vài tấm hình trong đó làm hình nền cho desktop. Nếu có trong tay chương trình tí hon mang tên GifSplitter thì vấn đề trên sẽ được giải quyết rất đơn giản chỉ với vài thao tác nhấn chuột.
Ưu điểm của chương trình là có kích thước rất nhỏ gọn, sau khi download tập tin gs.zip về bạn chỉ việc giải nén tập tin rồi kích hoạt trực tiếp lên file GifSplitter.exe là có thể sử dụng được ngay.
Tại giao diện làm việc chính bạn hãy nhập đường dẫn chứa file gif cần được “trích xuất” hình ảnh trước tùy mục Gif animation file, nhập đường dẫn và thư mục mà bạn muốn các tấm hình sau khi được trích xuất sẽ được lưu vào ở tùy mục Image list directory, cuối cùng bấm vào tùy chọn Split Now để chương trình bắt đầu thực hiện các thao tác trích xuất.
Sau khi trích xuất thành công, file gif ban đầu bạn chọn có bao nhiêu tấm hình trong đó để tạo hiệu ứng động sẽ được chương trình trích xuất ra đầy đủ bấy nhiêu và mặc định file hình sau khi được trích xuất sẽ được lưu dưới dạng hình ảnh chất lượng cao (*.bmp) để bạn tùy nghi sử dụng.
Chương trình GifSplitter hiện có phiên bản 1.0 với kích thước siêu nhỏ gọn (chỉ khoảng 35KB) tương thích tốt với các hệ điều hành Windows 9x/Me/2000/Xp. Tải phiên bản miễn phí từ địa chỉ: www.xoyosoft.com/gs/download/gs.zip
Thành Luân
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

Được mời gọi để từ bỏ

28/08/11

Chúa Nhật tuần 22 tn – a

Mt 16,21-27




Được mời gọi để từ bỏ

“Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.”(Mt 16,24)

Suy niệm: Cuộc sống luôn đặt chúng ta trước những chọn lựa, mà lựa chọn thì phải từ bỏ. Có những điều xấu cần phải từ bỏ và cũng có những điều tốt phải từ bỏ để chọn điều tốt hơn. Chẳng hạn: người cha bỏ ngày nghỉ cuối tuần để đi làm thêm, kiếm tiền cho gia đình. Nếu từ bỏ vì yêu, chúng ta sẽ không cảm thấy bị mất mát hay thiệt thòi, nhưng trái lại, rất nhẹ nhàng và hạnh phúc. Chúa Giêsu hôm nay đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ mình theo Ngài, nghĩa là phải chọn Ngài, đặt Ngài lên trên mọi giá trị, kể cả giá trị cao nhất là cái tôi của mình. Ngài đòi ta vác thập giá theo Ngài, nghĩa là chọn con đường hẹp Ngài đã đi: con đường hẹp bỏ trời cao xuống đất thấp, của nghèo khó, đau khổ, hy sinh, từ bỏ ý riêng và chết nhục nhã trên thập giá để ý Cha được nên trọn.
Mời Bạn: Tâm điểm đời sống Kitô hữu là Chúa Giêsu Kitô. Vì thế, mọi giá trị vật chất hay chính mạng sống mình cũng trở nên tương đối trước Ngài, Đấng Tuyệt Đối. Tất cả những thứ đó phải được từ bỏ khi cần để thanh thoát, nhẹ nhàng vác thánh giá theo Chúa trong tin yêu. Bạn vẫn yêu thương gia đình, bè bạn, tạo vật, nhưng dưới Chúa và trong Chúa, ngõ hầu Chúa thật sự là trung tâm điểm đời sống bạn.
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn khi dành một giờ đồng hồ để đến với thánh lễ.
Sống Lời Chúa: Dành năm phút mỗi ngày để suy niệm Lời Chúa hầu tâm hồn được bình an và hạnh phúc.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho con chọn Chúa mỗi ngày qua những chọn lựa của mình. Xin giúp con từ bỏ những thói hư tật xấu để nhờ ơn Chúa, con được siêu thoát theo Chúa suốt đời.

TIỀN HÔ và CÂU CHUYỆN THÁNH GIÁ

TIỀN HÔ và CÂU CHUYỆN THÁNH GIÁ



Khi đọc tiểu sử Thánh Phanxico và Mẹ Teresa Calcutta, tôi nghĩ rằng Thiên Chúa đã trao cho các ngài 5 nén bạc. Lúc gặp bạn bè trao đổi với nhau về ý ‘Thiên Chúa đã trao cho Bạn bao nhiêu nén?’, các câu đáp trả tạm chia thành hai nhóm. Nhóm A nhận thức bản thân có nhận nén bạc, đã và đang làm sinh lời. Nhóm B đón nhận câu hỏi trong sự bất ngờ và bỏ ngỏ cho việc trả lời. Nếu hôm nay, Chúa Giêsu hiện ra và nói với mỗi chúng ta “con hãy làm tiền hô cho Ta”, thì phản ứng của mỗi người sẽ như thế nào: mau mắn hay trì hoãn, dấn thân hoặc lùi bước và rao giảng bắt đầu bằng con đường nào?
Ba mẫu chuyện nhỏ
Logo là một mẫu thiết kế ở dạng đồ hoạ hay chữ viết được cách điệu. Logo có cấu trúc hoàn chỉnh, chứa đựng một lượng thông tin hàm súc, biểu đạt mục tiêu, ý nghĩa của một nhóm, một tổ chức. Nếu chọn logo cho đạo Công giáo, có lẻ cây Thánh giá sẽ được chọn theo số đông (xin phép bàn về mục tiêu, ý nghĩa của Thánh giá trong một bài khác). Ba câu chuyện nhỏ dưới đây liên quan đến logo Thánh giá, minh hoạ cho công cuộc tiền hô ở dạng thô sơ, nghèo hèn của người nghĩ rằng mình được Thiên Chúa trao ban cho một nén bạc.
Lần 1. Trong quán cơm nhỏ ven đường, tôi làm dấu thánh giá trước khi cầm muỗng. Người đàn ông lạ đối diện cũng làm động tác tương tự sau đó. Chúng tôi có cuộc trò chuyện ngắn và biết tên anh ấy là K. Khi dùng cơm có lúc K thực hiện dấu thánh giá, cũng có khi quên. Hôm nay, có người ngồi trước mặt làm dấu thánh giá trước, là hình thức nhắc nhở, nên anh dễ dàng không quên.
Lần 2. Cách đây khoảng 11 tháng, ngồi với 4 bạn sinh viên đại học. Thấy tôi làm dấu thánh giá trước bữa cơm, một sinh viên sau đó cũng làm. Khi hỏi han chi tiết thì biết, khi dùng cơm với bạn bè em luôn thể hiện là người Công giáo, nhưng khi dùng cơm với người lạ, thầy cô, em lại e dè.
Lần 3. Chuỵện gần đây hơn, khi ngồi dùng bữa trưa với một đồng nghiệp mới, thấy tôi làm dấu thánh giá, người bạn đồng nghiệp cho biết anh cũng là người Công giáo tân tòng sau khi cưới. Nhưng bây giờ thì không còn cả hình thức lẫn nội dung.
Các nhân viên của bất cứ đơn vị, tổ chức nào cũng ý thức rõ về trách nhiệm truyền bá và tự hào về cái logo gắn trên ngực, các Kitô hữu không thể là ngoại lệ. Trải nghiệm cá nhân cho tôi thấy rằng, khi làm dấu thánh giá một cách đơn sơ nhưng sâu lắng, chúng ta có thể lan truyền một ngọn lửa nhỏ đến những người xung quanh. Tốt nhất nó có thể tạo ra hiện tượng đốt sáng dây chuyền, tồi nhất nó có thể làm ấm lên lòng sốt mến với những ai nguội lạnh, dù chỉ là chốc lát. Và như thế tôi đã làm một chức năng rất nhỏ mà Thánh Gioan tiền hô đã làm cách đây hơn 2000 năm.
Làm dấu thánh giá trước một bữa ăn với lòng thành kính sâu sắc trước mặt những người xung quanh, ngoài những ý nghĩa vốn có, nó còn bao hàm 2 ý nghĩa sau. 1. Chúng ta đã đọc kinh Lạy Cha ở dạng tóm tắt, gồm 2 phần: cầu cho ý Cha được thể hiện dưới đất và xin cho được tiếp tục lương thực hằng ngày. 2. Người Kitô hữu đang mở đầu cho dạng “Tông đồ bữa ăn”. Đức Hồng y F.X. Nguyễn Văn Thuận cho rằng “bữa ăn là chuyện thường, nhưng bữa Chúa ăn ở nhà Madalena, Simon, Giakêu khác xa chúng ta. Hôm nay ơn cứ rỗi đã đến nhà này (Lc 19,9)”. Ngài gọi đó là “tông đồ bữa ăn”.
Trước hết là tiền hô cho chính mình
Trong Lc 6,41 Chúa Giêsu bảo rằng “sao ngươi nhìn cái rác trong mắt anh em, còn cái đà trong chính mắt ngươi thì lại không thấy? Sao ngươi có thể nói với người anh em: Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh, trong khi chính ngươi không nhìn thấy cái đà trong mắt ngươi”. Văn hoá Việt Nam cho rằng, thứ tự cần thực hiện của một cá thể trong quá trình tiến thân là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Muốn làm sứ mạng tiền hô, trước hết phải tiền hô cho chính mình. Thánh Gioan Tẩy Giả cũng thế. Trước khi kêu gọi mọi người “hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng” (Lc 3,4), chính Ngài vào trong hoang mạc, nhằm tránh xa các tội lỗi trần thế, chiêm niệm cuộc sống dấn thân của một ngôn sứ, làm cầu nối giữa Tân ước và Cựu ước. Trong Tân ước, ngoài Chúa Giêsu, thì Thánh Gioan là người thứ hai được mô tả một cách đầy đủ, từ lúc ngài được thụ thai trong lòng mẹ, lớn lên, đi rao giảng và chấp nhận chết vì đức tin.
Thắng chính mình là một cuộc chiến đầy gian khổ, hành trình tăng trưởng đức tin là một trải nghiệm của sự tìm kiếm lâu dài, kiên nhẫn, mò mẫm và thử thách không thể thiếu. Đức tin tăng trưởng cần tuân thủ định luật về thời gian cũng như các định luật tự nhiên khác. Chúa Giêsu đã nói: “Nếu hạt lúa rơi xuống đất mà không chết đi, thì vẫn trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi, thì sẽ sinh nhiều hoa trái” (Ga 12,24). Thánh Phanxicô dạy cho các Anh em hèn mọn một câu rất đáng để mọi người suy gẫm:
“Tất cả những ai được Thiên Chúa tiền định cho hưởng sự sống đời đời thì Ngài rèn luyện họ bằng tai ương và bệnh tật”.
Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả, xin trợ lực cho chúng con, để mỗi người khi gặp gỡ chúng con họ thấy được ánh sáng của Thiên Chúa, khi tiếp xúc họ không thấy chúng con mà chỉ thấy chính Thiên Chúa. Xin cho chúng con biết chọn Thiên Chúa là hệ quy chiếu duy nhất và mãi mãi.
Xin luôn kề cận chúng con để chúng con không làm Chúa Giêsu phải thất vọng.


G. Tuấn Anh

ĐHY Ambrozic, nguyên TGM Toronro qua đời

ĐHY Ambrozic, nguyên TGM Toronro qua đời



TORONTO - ĐHY Aloysius Matthew Ambrozic, nguyên TGM Giáo phận Toronto, Canada, đã qua đời hôm 26-8-2011, sau một thời gian dài bị bệnh, hưởng thọ 81 tuổi.

ĐHY sinh ngày 27-1-1930 tại Tổng Giáo phận Lubliana, thuộc Cộng hoà Sloveni, con thứ 2 trong gia đình có 7 người con. Năm 1945, gia đình ngài tị nạn sang Áo rồi 3 năm sau di cư sang Canada. Tại đây, Aloysius Ambrozic gia nhập đại chủng viện và thụ phong LM năm 1955 thuộc Tổng Giáo phận Toronto, là giáo phận lớn nhất tại Canada hiện có hơn 1.930.000 tín hữu Công giáo.

Cha du học Rôma tại Đại học Angelicum và Giáo hoàng Học viện Kinh Thánh. Trở về nước, Cha Ambrozic dạy Kinh Thánh tại Đại Chủng viện Thánh Augustinô rồi sau đó du học tại Đức và lấy bằng tiến sĩ thần học tại Đại học Wuerzburg năm 1970, trước khi trở lại Toronto tiếp tục dạy học.

Năm 1976, Cha Ambrozic được Toà Thánh bổ nhiệm làm GM Phụ tá Tổng Giáo phận Toronto, và 10 năm sau thăng TGM chính toà giáo phận này. Năm 1998, ngài được ĐTC Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Hồng y. ĐHY về hưu năm 2006.

Trong điện văn chia buồn gửi đến Đức cha Thomas Collins, đương kim TGM Toronto, ĐTC Bênêđictô XVI nhắc đến, với lòng biết ơn, lòng tận tuỵ phục vụ của ĐHY Ambrozic dành cho Giáo Hội tại đất nước đã đón nhận ngài. Cùng với tất cả những người đang chịu tang, ĐTC phó dâng linh hồn Đức cố Hồng y cho lòng từ bi vô biên của Chúa Cha yêu thương. (SD 27-8-2011)



G. Trần Đức Anh OP

Nguồn: RV

CỘNG TÁC

CỘNG TÁC

Câu truyện đời thường
Một tội nhân bị kết án tử hình. Nhưng luật của nước này lại khoan hồng nếu người ấy chịu nộp phạt 1.000 quan tiền. Chết là chắc, vì lấy đâu ra bằng ấy.
Lúc đó, có một phái đoàn nhà vua đi ngang qua thấy thế liền động lòng thương, rồi gom góp hết những gì mình có trong chuyến đi để giúp cho người thanh niên này.
Nhà vua có 900 quan, hoàng hậu có 90, còn các cận thần gom lại chỉ được có 9. Dù đã gom được 999 quan nhưng bản án tử vẫn phải thi hành. Một người mới lên tiếng: ta thử tìm trong người hắn xem biết đâu có được 1 quan. May thay anh ta có được một quan. Anh thoát chết.
Câu truyện Lời Chúa
Tin Mừng Nhất Lãm không cho biết tên, còn Gioan thì nói rõ là Philipphê và Anrê. Chúa Giêsu có thể làm mọi sự vì “Người đã biết mình sắp làm gì rồi” (Ga 6,6), thế nhưng, Ngài không làm một mình, mà kêu gọi để mọi người có thể cộng tác vào việc lớn lao này. Em bé có cá và bánh. Các tông đồ thì không có tiền bạc, không cơm bánh cũng chẳng có cá, nhưng họ có công. Công lấy bánh và cá từ tay em bé đưa cho Chúa Giêsu. Công chuyển lương thực cho mọi người. Công thu gom bánh vụn cho khỏi phí.
Công của họ thật chẳng đáng đồng tiền bát gạo, còn giá trị thì ít ỏi. Dầu thế, Chúa Giêsu vẫn trân trọng sự cộng tác nhỏ bé này. Ngài nhân rộng việc ấy ra để có ích cho nhiều người, và cho biết rằng mọi việc cộng tác của họ đều có giá trị và rất cần thiết trước mặt Chúa và mọi người.
Điều ấy cũng nói lên tình yêu lớn lao của Thiên Chúa dành cho nhân loại khi Ngài cho ta được cộng tác vào những việc lớn lao kỳ diệu trước mặt người đời.
Với con người, khi ta có danh dự, uy tín, có quyền chức, thế giá, có nhân cách, kinh nghiệm, có đạo đức, thánh thiện, thường, con người tìm cách che chắn, bảo vệ để mình mãi luôn là bức tranh đẹp cho người đời ngưỡng mộ, thán phục, khen ngợi. Dĩ nhiên là sẽ tránh mọi thứ, mọi việc, mọi người xấu, hay ít là có nguy cơ làm ảnh hưởng đến bức tranh này.
Thiên Chúa thì hoàn toàn khác con người. Ngài luôn là tuyệt đối, hoàn mỹ, thánh thiện, quyền năng. Ngài biết rõ con người luôn yếu đuối, bất toàn, bất kính, bất nhất, bất trung, bất tuân phục, nhưng Ngài vẫn gọi mời để con người cộng tác. Ngài quý trọng và nâng những cộng tác ấy lên tầm mức cứu độ khi cùng với Chúa Giêsu, Con của Ngài, thực hiện chương trình cứu độ.
Câu truyện của chúng ta
Phái đoàn nhà vua ấy chính là phái đoàn của Con Thiên Chúa, Đức Mẹ và các thánh đi ngang qua trần gian để cứu vớt con người.
Nhà vua chính là Chúa Giêsu, có 900 quan tiền. Hoàng hậu là Mẹ Maria, có 90 quan. Các cận thần là các thánh, có 9 quan. Còn tiếng hô kiểm tra tội nhân, đó là sứ thần của Chúa. Họ tìm những việc cộng tác của con người mà báo cáo, mà minh oan, mà “đỡ đòn” cho ta.
Thật lớn lao khi phái đoàn đã dành hết tất cả những gì mình có trong chuyến đi để cho người tội nhân kia. Đó là tiền bạc, sức khoẻ, thời gian, lòng từ bi nhân hậu và hay thương xót, là tình yêu và sự sống. Thế nhưng, sẽ không làm được gì nếu không có sự cộng tác của con người. “Thiên Chúa tự quyết định khi dựng nên con người và chia sẻ sự sống thần linh cho ta, nhưng muốn cứu chuộc nhân loại, thì Ngài đòi ta phải cộng tác vào”.
1 so với 999 thì quá nhỏ, nhưng lại cần thiết đến không thể thiếu. Thiên Chúa cũng sẽ chẳng làm được gì, nếu con người từ chối tình yêu và ơn cứu độ của Ngài. Vì Ngài luôn tôn trọng tự do của chúng ta.
Giống như các tông đồ xưa cùng với Chúa Giêsu hoá bánh ra nhiều thế nào, thì nay, ta cũng cùng với Ngài hoá bánh ra nhiều như vậy.
Bánh cơm gạo khi giúp đỡ người nghèo khó, khốn cùng.
Bánh tinh thần khi an ủi những kẻ cô thế cô thân.
Bánh hy vọng cho người nào đó đang tuyệt vọng.
Bánh bình an khi sẻ chia với những người luôn bất an.
Bánh hoá nhiều có thể thực hiện khi ở nhà cũng như khi đi đường.
Bánh hoá nhiều có thể thực hiện ở khắp mọi nơi, cộng tác với bất cứ ai.
Bánh tình yêu khi mở lòng đón nhận mọi người, vì tất cả đều là anh em con cùng một Cha.
Bánh tha thứ khi luôn nhìn đến thân phận đời người yếu đuối và bản thân lỡ lầm mà thứ tha cho nhau như Chúa vẫn tha thứ cho ta.
Bánh thiêng liêng khi nâng đỡ những người khô khan nguội lạnh được đốt nóng lên nhờ lửa của đời sống đạo nghĩa.
Bánh công chính khi tỏ cho mọi người biết mình là con Chúa, luôn sống theo lương tâm ngay thẳng, công minh chính trực.
Bánh hoá nhiều có thể thực hiện ngoài cũng như trong giáo xứ, ngoài nhà thờ cũng như trong nhà thờ, ngoài cũng như trong phụng vụ.
Ví dụ như:
- Quét dọn nhà Chúa, ít người làm, nhưng hoá ra nhiều. Đó là nhiều người được hưởng khung cảnh sạch sẽ, mát mẻ khi tham dự phụng tự.
- Giúp lễ, ít người, nhưng hoá ra nhiều. Đó là nhiều người được hưởng sự nghiêm trang khi cử hành phụng vụ.
- Chưng bông, ít người, nhưng hoá ra nhiều. Đó là nhiều người được hưởng nét tươi xanh, sống động và đẹp đẽ từ những cành cây, bông hoa.
- Hát lễ, ít người, nhưng hoá ra nhiều. Đó là nhiều người được hưởng bầu khí thánh ca đầy thánh thiện, có thể nâng tâm hồn lên tới Chúa khi tham dự Thánh lễ.
- Chuẩn bị, ít người, nhưng hoá ra nhiều. Đó là nhiều người được hưởng nhờ mọi sự gọn gàng, ngăn nắp, trật tự, sẵn sàng.
… Và còn nhiều nhiều nữa… thế nhưng điều quan trọng là còn nhiều người khác thì sao.
Xưa, số ít cộng tác là em bé, là các tông đồ, còn đám đông thì sao? Ngày nay cũng vậy. Mình trong cuộc hay ngoài cuộc. Trong Giáo Hội hay ngoài Giáo Hội. Mình là người hay là Chúa. Chúa còn phục vụ, chẳng lẽ ta hơn cả Chúa khi không cộng tác, không phục vụ.
Chẳng lẽ ta hơn cả Thiên Chúa sao mà chỉ biết hưởng mà không cộng tác, chỉ biết nhận mà không biết chia sẻ.

Thanh Thanh

Thầy không thể như thế

Thầy không thể như thế


Lắm lúc ta chẳng biết Thiên Chúa muốn gì qua những sự kiện bức bách, người công chính cứ bị bách hại và kẻ gian ác luôn chiến thắng. Thật khó hiểu, làm sao có thể ổn thoả tư tưởng được, giống như khi Phêrô nghe Thầy Giêsu nói: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời”.

Sự kiện người vô tội vẫn bị treo lên thập giá, con người vẫn bị nộp vào tay người đời. Làm sao có thể hình dung ra được ngày con người được giải thoát, ngày con người vô tội được minh oan? Rất khó, khó khăn lắm để đón nhận thực tại bi thương này, con người vô tội phải chết, phải bị bắt giữ. Ai cũng muốn sống, chẳng ai thích chết, ấy vậy Con Người cứ chịu bắt giữ, chịu đóng đinh, chịu chết. Vậy Chúa muốn bày tỏ điều gì cho người công chính?

Người ta có thể đóng đinh con người công chính nhưng không thể đóng đinh, kết án tử chân lý. Chúa nói: “Sự thật sẽ giải thoát” (Ga 8,32). Lịch sử luôn minh chứng điều ấy, những người chết vì sự thật luôn được nhắc đến như một mẫu gương cho thế hệ theo sau. Thánh Tôma Aquinô cầu nguyện:

Xin ban cho con một trái tim kiên vững,

Để không tình cảm bất xứng nào có thể kéo con xuống.

Xin ban cho con một trái tim bất khuất,

Để không đau khổ nào có thể xói mòn.

Xin ban cho con một trái tim chính trực,

Để không lợi lộc tầm thường nào có thể làm con nao núng”.

Cái sống cái chết có ý nghĩa gì khi người xưa dạy “chết vinh hơn sống nhục”. Sống cho đàng hoàng, sống sao cho tử tế, sống sao cho công bình, mới thực là đáng sống. Nếu người nào cũng xem ý nghĩa cuộc đời, sự hiện diện của mình trên trần đời này là một cần thiết để góp mặt với đời thì hạnh phúc biết bao, chẳng ai gây đau khổ cho ai. Thế nhưng, có những con người vẫn lấy cái sống nhục là cái sống vinh, vứt bỏ ý nghĩa cuộc đời, chỉ cố để tham sống, hưởng thụ, khoái lạc lấp đầy khát vọng chân chính, lu mờ lương tâm. Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô Đại Cáo” viết cho họ: “Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác. Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian”. Sao lại không biết sống: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Thế mới biết sống cho ra sống, để không rơi vào cạm bẫy thấp hèn lôi kéo, để không lợi lộc nào làm bẩn cõi “lòng thơm”.

Liều mất mạng sống

Mạng sống con người thật quý giá nhưng giá chuộc cho con người khỏi tội lỗi thật quý giá hơn. Chúa Giêsu luôn mời gọi các môn đệ của Người: “Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?” (Mt 16,26).

Xưa nay, con đường đưa tới chân lý, sự sống lại thường đổi bằng giá máu, bằng việc hy sinh. Con đường chân lý nặng gánh gian nan. Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Tin Mừng Nước Thiên Chúa được loan báo, và ai cũng dùng sức mạnh mà vào” (Lc 16,16). Trong thiền viện các thiền sư luôn dạy các thiền sinh: “phải giật lấy chân lý thiền từ tay thiền sư”. Thánh Gandhi của Ấn Độ nói: “Đức hạnh là nền tảng của mọi thứ và chân lý là bản chất của mọi đức hạnh”. “Con người tiến đến chân lý không thể vươn tới qua hàng loạt sai lầm” (Aldous Huxley).

Từ bỏ chính mình, nghĩa là từ bỏ những ích kỷ, đê hèn nơi chính mình. Con đường khó khăn nhất để chiến thắng, đó là chiến thắng được chính mình. Nếu chính mình đã liều mất mạng sống vì chân lý, sự thiện và tình yêu thì còn có sự dữ nào có thể khuất phục được một con người như thế. Chúa Giêsu kết luận: “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33).

Chúa đã thắng thế gian và đó là bằng chứng cho con người chính trực biết rằng, dù xem ra sự ác đang chiến thắng nhưng thực ra chỉ là nhất thời. Tin tưởng và hết lòng vì chân lý, sự thiện, tình yêu chắc chắn thành tựu sẽ bền vững và đạt tới vinh quang Nước Trời.
 
Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

27.8 Thánh Monica (322?-387)

27.8 Thánh Monica (322?-387)



27.8 Thánh Monica (322?-387)



Thánh Monica bị coi là một người vợ hay cằn nhằn, là con dâu đau khổ và là người mẹ thất vọng, nhưng bà không đầu hàng trước mọi nghịch cảnh. Dù bà là một Kitô hữu, cha mẹ vẫn bắt bà kết hôn với người ngoại giáo tên là Patrixiô, dân thành phố Tagaste ở Bắc Phi. Patrixiô có vài đặc điểm bù lại, nhưng ông rất nóng tính và phóng túng. Monica phải chịu đựng bà mẹ chồng cực kỳ khó tính. Patrixiô phê bình vợ vì tính bác ái và đạo hạnh, nhưng vẫn luôn tôn trọng bà. Lời cầu nguyện và gương lành của Monica đã khiến chồng và mẹ chồng trở lại Công giáo. Patrixiô mất năm 371, sau khi được rửa tội 1 năm.

Thánh Monica có 3 người con. Con cả là Augustinô, người nổi tiếng nhất. Lúc người cha mất, Augustinô 17 tuổi và đang là sinh viên khoa hùng biện ở Carthage. Thánh Monica rất buồn khi biết con trai mình theo tà thuyết Manichean (*) và sống vô luân. Bà không cho Augustinô ăn uống hoặc ngủ trong nhà. Một đêm kia, bà thấy thị kiến chắc chắn Augustinô sẽ trở lại. Từ đó bà luôn theo sát con, cầu nguyện và ăn chay vì con.
Lúc 29 tuổi, Augustinô quyết định đi Rôma để dạy khoa hùng biện. Thánh Monica quyết định đi theo. Một đêm nọ, Augustinô nói với mẹ là sắp đi tạm biệt một người bạn. Nhưng không, Augustinô lại lên tàu đi Rôma. Thánh Monica rất đau khổ khi biết con lừa dối mình, nhưng bà vẫn đi theo. Bà vừa đến Rôma thì biết tin con trai “trời đánh” Augustinô đã đi Milan. Dù việc đi lại khó khăn, thánh Monica vẫn theo con tới Milan.
Tại Milan, Augustinô chịu ảnh hưởng một vị giám mục là thánh Ambrôsiô, đồng thời là linh hướng của thánh Monica. Bà nghe lời khuyên của thánh Ambrôsiô và khiêm nhường từ bỏ mọi sự. Thánh Monica trở thành trưởng nhóm của các phụ nữ đạo đức ở Milan cũng như khi bà ở Tagaste.

Bà tiếp tục cầu nguyện cho Augustinô. Lễ Phục sinh năm 387, thánh Ambrôsiô rửa tội cho Augustinô và vài người bạn của Augustinô. Ngay sau đó, nhóm của Augustinô đi Phi châu. Biết mình không còn sống bao lâu nữa, bà nói với Augustinô: “Con này, không gì trên thế gian này làm mẹ vui. Mẹ không biết có gì còn lại cho mẹ làm hoặc tại sao mẹ lại vẫn ở đây, mọi hy vọng trên thế gian này mẹ đã được mãn nguyện”. Sau đó bà lâm bệnh, và sau 9 ngày bệnh nặng thì bà qua đời. Hầu như những gì chúng ta biết về thánh Monica là nhờ các tác phẩm của thánh Augustinô, đặc biệt là cuốn Tự Thuật (Confessions).

CĂNG !

Chúa nhật XXII TN A
Gr 20:7-9, Rm 12, 1-2, Mt 16:21-27
CĂNG !




Người ít học, kẻ học cao đều biết và hiểu ngay thập giá dùng để làm gì ? Thập giá dùng để treo tội phạm trên đó chứ để làm gì nữa để mà hỏi. Chẳng ai bỗng dưng chịu chết một cách đau đớn và nhục nhã trên thập giá cả. Chỉ những ai phạm tội và không còn lối thoát nữa thì phải đón nhận hình phạt cao nhất là tử hình trên thập giá.
Từ hơn hai ngàn năm trước, nhân loại kẻ đau đớn, kẻ vui cười, kẻ phỉ báng, kẻ dèm pha, kẻ dửng dưng trước cái chết của một người vô tội mang tên Giêsu. Cái chết bi đát này không phải đến ngày chết mới biết nhưng khi xuống thế làm người, mang trong phận người vì vâng Thánh ý của Cha nên Chúa Giêsu đã biết. Chúa Giêsu đã hơn một lần gợi lên hình bóng thập giá mà Ngài phải mang, phải vác.

Như đã nói ở trên, vào thời Chúa Giêsu chẳng ai muốn mình phải rơi vào thảm cảnh của thập giá cả. Chỉ khi phạm tội chết, phải mang án tử thì phải chịu thôi. Và như thế, là con người hết sức bình thường chẳng mong cho mình phải chết và chết cách nhục nhã, đau đớn như vậy. Không chỉ không mong cho mình mà không mong cho cả người mình thương, cho bà con, cho lối xóm của mình đừng phải chết đau thương như vậy.

Biết trước viễn cảnh đau đớn của đời mình, Chúa Giêsu vui vẻ đón nhận và thi thoảng có dịp Ngài cho những người thân cận biết kết cục đời mình. Hôm nay Chúa Giêsu bật mí cái bí mật của đời mình cho các môn đệ : Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. Cuộc đời đang phơi phới, đang vui vẻ bỗng dưng lại nói đến cái chết, lại nhắc đến cái chết thì ai ai cũng ngạc nhiên và sợ hãi. Phêrô có lẽ vì thương Thầy quá nên kéo riêng Thầy ra một bên không cho ai biết hết và “rỉ” vào tai Thầy : "Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!" Tưởng chừng thương Thầy, không muốn Thầy chết, xin Thiên Chúa Cha là Chúa Giêsu khen như lần trước nhưng không ngờ một gáo nước lạnh tạt vào mặt Phêrô : “Xatan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người."

Không dừng lại ở những lời đó, Chúa Giêsu nói cho các môn đệ một lần cho nó xong : "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình? "Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm."

Nghe những lời này xong choáng thật ! Căng quá ! Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng : Theo Thầy thì từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo !

Căng ! Bi đát hay khó khăn, trở ngại lớn nhất cho con người đó là nhận ra đâu là ý Thiên Chúa, đâu là ý mình ? Đâu là con đường Chúa mời gọi mình đi ? Đâu là thập giá mà Chúa dành cho mình, nếu không thì chúng ta cũng sẽ phản ứng như Phêrô và cũng sẽ cản đường Chúa đi như Phêrô. Chúng ta nhớ lại tâm tình thánh Phaolô : “Anh em thân mến, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người. Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo”.

Như Thánh Phaolô vừa nhắc nhớ : Đừng có rập theo đời này, đổi mới tâm thần hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa. Nhận ra ý Thiên Chúa không phải là chuyện dễ.
Chúng ta còn nhớ một ngôn sứ khá nổi tiếng trong Cựu Ước là Giêrêmia. Cuộc đời của Giêrêmia quá đau khổ. Thiên Chúa chọn và gọi Giêrêmia làm ngôn sứ nhưng cuộc đời của ông quá đau khổ. Đau khổ đến tột cùng. Có những lúc ông muốn buông xuôi, ông muốn bỏ cuộc thế nhưng trong sâu thẳm lòng ông, ông đã nhận ra rằng chính Chúa đã chọn, đã gọi ông làm ngôn sứ cho Chúa. Ông đã thân thưa với Chúa như chúng ta vừa nghe :

Lạy Đức Chúa, Ngài đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ.

Ngài mạnh hơn con, và Ngài đã thắng.

Suốt ngày con đã nên trò cười cho thiên hạ, để họ nhạo báng con.

Mỗi lần nói năng là con phải la lớn, phải kêu lên: "Bạo tàn! Phá huỷ!"

Vì lời Đức Chúa mà con đây bị sỉ nhục và chế giễu suốt ngày.

Có lần con tự nhủ: "Tôi sẽ không nghĩ đến Người, cũng chẳng nhân danh Người mà nói nữa."

Nhưng lời Ngài cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt.

Con nén chịu đến phải hao mòn, nhưng làm sao nén được!

Thế đấy ! Có lúc quá nản, quá chán chường để không nghĩ đến Chúa, không nhân danh Chúa mà nói nữa. Nói về Chúa, làm chứng cho Chúa mà bị người ta sỉ nhục và chế giễu. Buồn và nản lắm chứ ! Thử hỏi chúng ta đặt chúng ta vào tâm tình, cuộc đời của Giêrêmia chúng ta sẽ nghĩ sao ? Chúng ta cũng buông xuôi vì quá đau khổ như Giêrêmia đã từng có ý định buông xuôi thôi. Trải qua bao gian nan, bao thử thách nhưng cuối cùng chúng ta thấy Thiên Chúa đã thắng Giêrêmia. Đi theo Chúa dù đau khổ, dù gian nan nhưng Giêrêmia vẫn chấp nhận.

Con đường thập giá ngày xưa Giêrêmia, con đường thập giá ngày xưa Chúa Giêsu đi, con đường thập giá các môn đệ ngày xưa đi ngày nay vẫn còn. Đã nghĩ đến thập giá, đã nói đến thập giá thì chắc chắn một điều là phải chịu khổ đau. Trước cái khổ đau tưởng chừng Chúa Giêsu nói gì để an ủi, để dỗ ngon dỗ ngọt ai dè Chúa Giêsu còn xác quyết hơn : "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?”

Thật sự ra thì cái gì nó cũng có cái giá của nó. Chúa nói thì nói vậy thôi chứ Chúa vẫn để con người tự do lựa chọn. Có thể cứu mạng sống mình thì kết quả là sẽ mất nhưng liều mất mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm được mạng sống người đó. Hơn thế nữa, nếu được cả thế gian này mà mất mạng thì nào có ích chi ?

Qủa vậy, thập giá, vác thập giá đi theo Chúa không phải là chuyện đơn giản, không phải ai ai cũng làm được. Nói thì dễ nhưng trong thực tế đụng đến thập giá, nói đến thập giá quả là điều căng thẳng chứ không phải chuyện chơi. Nói thì ai cũng nói được nhưng đón nhận và vác không phải là chuyện đơn giản.

Để vác thập giá đời mình đi theo Chúa phải gắn kết đời mình thật sâu với Thiên Chúa và khi ấy mới có thể nhận ra ý Chúa trên đời mình được. Cái gì nó cũng có cái giá của nó. Nếu ta muốn nhẹ nhàng thì ta sẽ không vác thập giá theo Chúa. Đơn giản thế thôi ! Nếu ta can đảm vác thập giá đời ta mỗi ngày theo Chúa thì ta cũng sẽ được hưởng vinh quang mà Thiên Chúa trao ban.

Thập giá, vác thập giá là chuyện căng đấy nhưng nếu chúng ta can đảm tin tưởng và phó thác như Giêrêmia, như Chúa Giêsu, như các môn đệ đã vác thì chúng ta cũng làm được. Khó thì có khó đó chứ không phải là không được.

Xin Chúa thương thêm ơn cho chúng ta để chúng ta nhận ra đâu là thánh ý Chúa trên cuộc đời chúng ta và thêm sức cho chúng ta để chúng ta vác thập giá Chúa trao phó đi đến cuối cuộc đời như Chúa Giêsu đã từng nhận, đã từng vác.




Anmai, CSsR

Hoa trái của sự cầu nguyện

Hoa trái của sự cầu nguyện


Cầu nguyện là một quá trình truyền thông cho phép ta được thưa chuyện và nghe được tiếng nói của Thiên Chúa - một đấng mà chúng ta tin tưởng một cách tuyệt đối rằng Ngài luôn quan tâm và yêu thương ta hết mực. Thánh Monica là một mẫu mực của con người biết chuyển đại hoạ thành đại phước. Ngài đã sử dụng một phương thức thức bình thường: kiên trì cầu nguyện vào lòng cậy trông vào Thiên Chúa đến những mức tới hạn, mà số đông chúng ta không thể tưởng tượng hết và sự nhẫn nhục của vị Thánh dành cho các bà mẹ Công giáo này làm chúng ta phải kính phục hoàn toàn.
Những gợi ý về cầu nguyện

Cầu nguyện ở mức đơn giản chỉ là một cuộc độc thoại của chúng ta với Thiên Chúa. Cầu nguyện ở mức cao hơn là một cuộc đối thoại, như một cuộc trao đổi thân mật giữa 2 đối tượng trong mạng truyền thông không dây. Chúng ta cần mở rộng trái tim và các giác quan để đón nhận tiếng đáp trả của Thiên Chúa trực tiếp hay gián tiếp qua người khác. Thánh Gioan Vianney đã nói “khi cầu nguyện tâm linh, hãy nhắm mắt, ngậm miệng và mở rộng trái tim”. Mẫu nhỏ trong câu chuyện sau cho chúng biết sự phản ứng của Thiên Chúa một cách gián tiếp sau khi thánh Monica đã cầu nguyện liên lỉ, thông qua một giám mục:

Thấy người con đầu quá khó để từ bỏ cuộc sống tội lỗi, Thánh Mônica nhờ sự can thiệp của một giám mục. Song vị giám mục đã thất bại và chỉ biết khuyên Mônica tiếp tục cầu nguyện cho con trai. Ông bảo “không thể nào một người con được bao bọc bởi quá nhiều nước mắt của người mẹ lại có thể bị hư mất”. Nhờ vậy, Mônica càng kiên tâm cầu nguyện cho con trai - sau này trở thành vị thánh nổi tiếng Augustinô.

Khi nói chuyện với Thiên Chúa. Mỗi lời cầu có cấu trúc tổng thể gồm hai vế. Vế đầu là ngợi ca, cảm tạ các hồng ân mà chúng ta đón nhận. Vế sau là trình bày các nhu cầu vô hình lẫn hữu hình tốt đẹp khác của bản thân. Hai kinh phổ biến nhất của đạo Công giáo, Lạy Cha, Kính Mừng là điển hình cho lời cầu nguyện hoàn hảo. Lời cầu không nhất thiết phải dài, nhưng rất cần chân thành, sâu lắng, tin tưởng và xuất phát từ con tim. Trong Matthêu 6,7 Chúa bảo: “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng, cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin”.

Sau khi cầu nguyện chúng ta đừng nghĩ rằng lời van xin sẽ nhận lời. Thiên Chúa chấp nhận chúng ta thất bại, Ngài không chấp nhận sự bỏ cuộc. Thánh sử Luca 18,1 có viết “Chúa Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông cầu nguyện luôn, không được nản chí”.

Cũng giống như các cuộc giao tiếp khác, chúng ta có thể không biết cách để làm hợp ý người đối thoại. Mẹ Têrêsa Calcuta dạy rằng, chúng ta cần tìm nơi tĩnh lặng và cũng để cả tâm hồn tĩnh lặng - không ghen tuông, giận hờn, đố kị với những người xung quanh. Thánh Phaolô trong (1 Tm 2,8) nói thêm: “Vậy tôi muốn rằng, người đàn ông hãy cầu nguyện bất cứ nơi đâu, tay giơ lên trời, tâm hồn thánh thiện, không giận hờn không xung khắc”. Nhờ trạng thái yên lặng, chúng ta có thể chạm đến những phần thuộc phần tâm linh - phần hồn. Trong giây phút này, chúng ta đang chờ đón cuộc gặp gở thiêng liêng mà Thiên Chúa là đối tượng duy nhất với niềm hạnh phúc và mến yêu tối đa.

Sự quan trọng của cầu nguyện

Mỗi chúng ta, trong sinh hoạt hàng ngày về đời sống tâm linh bao gồm các hoạt động: đọc kinh, cầu nguyện, suy niệm, tham dự thánh lễ và làm các việc lành khác. Trong đó cầu nguyện và suy niệm là hai công cụ quan trọng để làm đức tin tăng trưởng, nó chính là phần rễ cho đời sống tâm linh - cái quyết định sức sống của một cây trồng. Nhờ rễ, cây đươc hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng vô cơ. Trong lễ Đại hội Quốc tế giới trẻ 2011 tại Madrid, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XV nói: “Nếu các bạn đâm rễ sâu trong lòng tin, các bạn sẽ gặp được suối nguồn của niềm vui, cả khi có phải sống giữa các trái ý và khó khăn. Đức tin không đối nghịch với các lý tưởng cao đẹp nhất của các bạn, trái lại nó nâng cao và hoàn thiện chúng”.

Cố Hồng y Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh: “Hoạt động không cầu nguyện là vô ích trước mặt Chúa. Cầu nguyện phải là ưu tiên hàng đầu: thứ nhất cầu nguyện, thứ hai hy sinh, thứ ba mới đến hoạt động”. Cầu nguyện và suy niệm giúp chúng ta gia tăng sức mạnh và vững chãi trong những hy sinh và họat động khác, cũng như rễ cây càng phát triển thì nhận càng nhiều dưỡng chất, nguồn nước và làm cây trở nên chắc chắn nhờ bám chặt vào đất.

Thánh Mônica thật có phước khi sử dụng phương thuốc cầu nguyện để hoán cải và canh tân cho chồng, con vì ngài đã tin rằng “anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho” (Mt 7,7). Hơn nữa, trong suốt cuộc đời đau khổ, đầy nước mắt, chính Thánh hưởng được phúc thứ ba trong Tám Mối Phúc: “Phúc cho ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an” (Mt 5,5).

Còn chúng ta trước khi cầu nguyện, nên nhớ lấy câu “Thầy nói với các con: tất cả những gì các con cầu xin, các con cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý” (Mc 11,24). Lạy Thánh Mônica xin giúp cho chúng con không bao giờ bỏ cuộc trong lời cầu, nhất là những khi gặp phong ba quá sức trong cuộc đời, không chỉ cầu cho chính mình mà còn cho cả người người chung quanh.

G. Tuấn Anh

Nguồn: RV

Từ một lần gặp gỡ (42): Một ngày với Chúa

Từ một lần gặp gỡ (42): Một ngày với Chúa


Các bạn trẻ thân mến,
Từ những lớp giáo lý vườn trẻ hay từ gia đình, chúng ta đã được dạy đọc kinh sáng tối. Buổi sáng khi thức dậy, đọc kinh để dâng ngày cho Chúa. Tối về trước khi đi ngủ, đọc kinh để cảm ơn Chúa vì một ngày đã qua. Đối với nhiều người, đây là một thói quen tốt lành: đọc vài kinh trước khi bước ra khỏi giường rồi đọc vài kinh trước khi chui vào giường ngủ. Đi xa hơn một thói quen, nó có thể trở thành một hành vi ý thức để đặt ngày sống của chúng ta dưới sự hướng dẫn của Chúa, như thể cuộc sống được gói trọn trong hồng ân.
Thói quen này không phải chỉ rút ra từ kinh nghiệm Giáo Hội, nhưng đúng hơn đây chính là thói quen của Chúa Giê-su, Thầy chúng ta. Từ sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Chúa đã ra nơi hoang vắng mà cầu nguyện. Tối đến, Ngài lại lên núi mà cầu nguyện. Hai múi cầu nguyện này như hai sợi neo nối Ngài với Cha, để cuộc sống của Ngài được trọn vẹn theo thánh ý Cha.
Nhưng cuộc sống của Chúa Giêsu đâu chỉ có cầu nguyện. Người ta còn có thể dễ dàng bắt gặp một Đức Giêsu làm việc quần quật đến nỗi không còn giờ để nghỉ ngơi. Chúng ta có thể nhìn thấy một ngày sống mẫu của Chúa Giêsu trôi qua trong công việc tất bật tại Caphacnaum (Mc 1,21-39). Ngài rao giảng, chữa bệnh, trừ quỷ cả ngày; rồi chiều đến khi mặt trời đã lặn, người ta còn tiếp tục đem mọi kẻ ốm đau và những người bị quỷ ám đến cho Người. Và Ngài lại bắt đầu làm việc, không khác gì chúng ta phải làm tăng ca ngày nay.
Đức Giêsu cầu nguyện, rồi Đức Giêsu làm việc, vậy điều gì làm nên điểm đặc sắc nơi ngày sống của Đức Giêsu? Nếu ngày sống có một chương trình rõ ràng: bắt đầu cầu nguyện - kết thúc cầu nguyện, bắt đầu công việc - kết thúc công việc thì bao người Pharisêu thời Chúa Giêsu cũng làm như vậy, và cũng chẳng có gì đánh động người khác. Với Đức Giêsu, dường như cầu nguyện và công việc không tách rời nhau. Nếu có phân biệt chăng thì chỉ trên độ ưu tiên vào một thời điểm nào đó. Ngài đem công việc vào cầu nguyện và đem cầu nguyện vào công việc. Cuộc sống của Ngài trở nên một sự hiện diện của Thiên Chúa giữa mặt đất này.
Phải chăng sự đặc sắc trong cuộc sống của Giêsu cũng vì Ngài làm được nhiều phép lạ? Nếu đúng như thế, chúng ta vui mừng vì mình cũng có thể làm được. Vì chính Chúa đã hứa với các môn đệ: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thì dù anh em có bảo cây dâu này: ‘Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em’” (Lc 17,5-6). Như thế, đức tin vẫn là điểm chính, hay nói cách khác tương quan với Thiên Chúa có tính chất quyết định cho những công việc mình làm.
Chúa Giêsu có 24 giờ/ngày để cầu nguyện, làm việc và nghỉ ngơi. Chúng ta cũng không khác Ngài với cùng thời gian đó. Điều Chúa Giêsu làm, Ngài cũng đã bàn giao lại cho chúng ta. Vì thế, nếu chúng ta hâm mộ cách sống của Ngài, chúng ta vẫn có thể sống cách sống đó. Chúa Giêsu không giữ đặc quyền chỉ có Ngài mới làm điều tốt, nhưng Ngài khuyến khích các môn đệ: “điều làm Chúa Cha tôn vinh là anh em sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,8). Chúa Giêsu đã không muốn trở thành tốt lành số một để có nhiều fan hâm mộ, nhưng Chúa muốn mỗi người trở nên một người tốt lành. Con cái tốt lành, Cha cũng được tôn vinh!
Về cầu nguyện, Giêsu cũng không giữ đặc ân riêng cho mình, nhưng ban cho tất cả mọi người. Giêsu dạy cho các môn đệ cách tâm sự, trò chuyện với Thiên Chúa. Đó là cách cầu nguyện đặc thù của Chúa Giêsu đã truyền lại cho các môn đệ. Giờ đây, con người không chạy đến với Thiên Chúa như với một ông chủ, chạy đến chỉ để cúi đầu và xin; nhưng với một tương quan mới, con người đến với Thiên Chúa là Cha của mình để tâm sự và được nghe tâm sự, để cảm thông với Thiên Chúa và được Thiên Chúa cảm thông. Cầu nguyện trở nên cầu nối để cuộc sống con người được gần gũi với cuộc sống Thiên Chúa.
Các bạn trẻ thân mến,
Cuộc sống chúng ta có biết bao thần tượng. Cuộc sống hằng ngày của chúng ta đôi lúc cũng diễn tả thần tượng của chúng ta dù vô tình hay hữu ý. Có bao giờ bạn thấy Giêsu là thần tượng của bạn và bạn muốn sống một ngày như Giêsu? Có Chúa trong ngày sống, Ngài không cản trở niềm vui của chúng ta, ngược lại, Ngài làm cho cuộc sống của chúng ta thêm mặn mà và thêm niềm vui.
Với những lời nguyện sáng tối để dâng ngày cho Chúa và tạ ơn Chúa một ngày đã qua, chúng ta như gói trọn ngày sống của mình trong hồng ân. Dù rằng có thể suốt ngày chúng ta quên mất sự hiện diện của Chúa nhưng hai lời nguyện này vẫn đẹp để chuẩn bị chúng ta sẵn sàng bước vào ngày sống với Chúa và với anh chị em.
Sống một ngày như Chúa là điều khó nhưng lại dễ, vì Ngài đã trao hết cuộc sống của Ngài cho chúng ta, và Ngài cũng không đòi chúng ta làm mọi sự y như Ngài, nhưng là làm mọi sự với khả năng của chúng ta. Điều đẹp lòng Thiên Chúa là chúng ta sử dụng hiệu quả những nén bạc Ngài ban.

Hà Thanh Bình

Nguồn: RV

Chúa Là Ai Tôi Không Hay Biết?

Chúa Là Ai Tôi Không Hay Biết?
(CN 21TN, Năm A)



Có phải từ khi chúng ta còn rất nhỏ, được học lớp Giáo Lý, và được dậy rằng hãy nhìn nhung quanh chúng ta và những gì có mặt trong vũ trụ, là nhìn nhận biết rằng có Chúa hiện hữu?. Một Thiên Chúa toàn năng và hằng hữu. Người tạo dựng nên muôn loài và muôn tạo vật. Không có bàn tay Thiên Chúa, thì ai có thể làm hết thảy mọi sự việc mà không một tạo vật nào có thể làm nên??. Vâng, có phải chỉ có bàn tay rất quyền năng là Thiên Chúa mới có thể cấu tạo nên tất cả và tất cả, và tất cả nhân loại những ai Chúa ban cho có trí khôn, phải tin làm vậy!.
Thật phải khi chúng ta được học và tin là có Thiên Chúa hiện hữu qua mọi thời gian, và Người không bao giờ chết. Điều này thật dễ hiểu cho chúng ta, vì Lịch Sử của nhân loại đã nói lên điều đó, và sách vở cũng đã ghi lại tất cả những điều đó!. Và không ai nên nghi ngờ điều đó!. Vì đó là Thiên Chúa Cha, Đấng quyền năng vô cùng!.
Nhưng khi chúng ta học Lịch Sử của Chúa Giêsu Kitô, là Con duy nhất vô cùng yêu thương của Thiên Chúa Cha, thì rất đông đã không đồng ý và chấp nhận. Ai đã tin vào Thiên Chúa Cha thì đều tin tất cả những Tiên Tri của Chúa được xuống trần để đưa những thông tin, những Ý Muốn của Người, đến cho chúng ta qua họ. Nhưng khi Chúa Giêsu xuống trần là do Ý Muốn của Thiên Chúa Cha, thì rất rất nhiều người không chấp nhận, không tin, và không đồng ý. Vâng, họ đã không đồng ý ngay từ lúc đầu. Họ không tin rằng một Thiên Chúa lại sinh xuống trần trong một thân xác phàm, nghèo nàn, và nghèo khổ đến như vậy!. Đấy là Thiên Chúa Con Trời đấy ư!?. Chúng tôi lại đi thờ phượng một Thiên Chúa, với một thân xác yếu đuối, và chẳng gì khác với thân xác con người là không biến hình đổi dạng được?. Ăn uống rất bình thường như một con người?. Có cảm xúc và cũng biết đau đớn y như con người?. Hỏng quá thật!!. Con Trời như thế đã là quá hỏng và thất bại hoàn toàn, dưới ánh mắt trần tục của con người.
Phải chi Chúa Giêsu biết Biến và Hiện, trước mặt con người của chúng ta, thì đấy là một bằng chứng rất hữu hiệu và cụ thể, sao Thiên Chúa lại không làm điều ấy nhỉ?. Chỉ một điều làm không mấy khó khăn và để cho chúng ta có được Niềm Tin xác tín và mãnh liệt hơn nữa vào Thiên Chúa! Sao Chúa không làm điều đó, mà lại phải trải qua một cuộc hành trình, không mấy xuông xẻ, và sung sướng. Chẳng những chẳng xuông xẻ tí nào, theo Lịch Sử cuộc đời của Ngài Giêsu mà không mấy ai không được biết đến. Chúng ta biết đến Ngài là qua những hình ảnh man rợ mà con người đã tra tấn Ngài. Chúng ta biết Ngài sinh trưởng tại đâu. Ra đời trong một hang đá hôi tanh. Nôi nằm là máng cỏ của chúng lừa, bò, ngựa. Lớn lên trong một gia đình mà cha mẹ sống một cuộc đời rày đây mai đó, chẳng có gì là nổi tiếng cả!. Nhà của họ ở có cho không chắc cũng chẳng ai thèm lấy thì hà huống gì có bán lại được cho ai.
Khi đúng thời điểm Chúa Giêsu đã bỏ nơi chốn ở, đi tìm môn đệ, để Ngài Rao Giảng Tin Mừng, và Thiên Đàng Nơi Thiên Chúa cư ngụ, và là Nhà cho những ai xứng đáng được đến và cư ngụ trên ấy. Sau 3 năm Rao Giảng là đến cái chết lạ lùng và quá dã man của Ngài. Ngài đã chọn cái chết trên Thập Tự như một tội nhân. Nhưng sau 3 ngày, Ngài đã Phục Sinh; đã sống lại và thắng Tử Thần, và Ngài đã lên Trời lại với Cha của Ngài là Thiên Chúa Cha.
Chúa Giêsu Ngài đã để lại cho chúng ta bao nhiêu điều để làm gương cho tất cả con cái của Ngài. Vâng, Ngài để lại cho chúng ta một kho báu là Lời của Ngài, sự sống thánh thiện của Ngài, và dậy chúng ta hãy mang Thập Giá của chính mình mà lên đồi Can Vê cùng với Ngài. Có được như thế thì con đường Về nhà Cha Ngài mới là điều chắc chắn mà Thiên Chúa hứa với tất cả con cái nhân loại của Người. Điều Luật của Thiên Chúa là 10 Điều Răn mà đã mấy ai giữ được?. Lời của Chúa Giêsu, những gương sáng và sự chữa lành của Ngài, cũng đã mấy ai bắt chước được?. Giáo Lý mới của Ngài cũng đã được mấy ai muốn theo? Là thương yêu tất cả mọi người như yêu chính mình?.
Con người nhân loại của chúng ta thật đáng trách và đáng bị Thiên Chúa quở phạt. Không ai có thể sống cho người khác được mà không sống cho chính mình trước đã. Ai cũng muốn tích lũy cho chính mình. Ai cũng có mang sự tham, sân, si, trong cuộc sống của cuộc đời tạm bợ này!. Càng có nhiều, càng tham vọng nhiều thì càng tốt. Ai lại đi chia sẻ những gì gọi là khó khăn của mình để có trong cuộc đời?. Trong nhà trong gia đình, đã thiếu sự chia sẻ, thì hà huống gì chính mình muốn chia sẻ cho ai?. Ngửa tay xin tiền thì dễ quá thưa có phải không anh chị em?. Nhất là trong thời buổi gạo châu củi quế. Nhất là trong thời buổi mà ai ai trong chúng ta cũng đang thất nghiệp. Nhất là trong thời buổi mà xấu nhiều hơn tốt. Và nhất là trong thời buổi mà con người càng ngày càng sống xa Thiên Chúa và gần gũi hơn với những gì mà ma quỷ chúng đang dụ dỗ và ban cho.
Chúng quỷ thật chúng cho chúng ta nhiều thứ lắm! Tất cả đều đi ngược lại với cuộc sống vĩnh cửu mà Thiên Chúa hứa ban cho chúng ta. Chúng quỷ đã dậy chúng ta giết người, bằng rất nhiều hình thức. Trực tiếp cũng như gián tiếp. Trực tiếp nhất là tất cả mọi hình thức cờ bạc. Từ những tấm vé số xem như không làm gì nên tội, nhưng nếu khi chúng ta được trúng một số thật lớn xem, thì chúng ta sẽ làm gì?. Cho hội từ thiện ư?. Đây là những lời từ đầu môi chót lưỡi của rất nhiều người?. Có thật thế ư?. Cắt một nửa cho hội từ thiện ư???. Điều thiện hảo chúng ta chưa từng được thấy, nhưng gia đình xào xáo và thù ghét nhau thì xảy ra ngay trước mắt, cùng tất cả mọi sự phiền muộn khác, như cái chết của chính mình chẳng hạn?. V.v…….
Chính sự tham lam của chúng ta đã không giúp chúng ta tìm ra Nước Trời. Chính sự chọn đi sai đường mà chúng ta đã muốn đi theo con đường hướng dẫn của chúng quỷ, thì khó khăn lắm thay, để Thiên Chúa có thể giúp chúng ta trở về cùng Người và Thiên Đàng của Người.
Lậy Thiên Chúa Đấng lòng lành và sáng láng vô cùng! Xin Chúa làm ngơ tội lỗi và giúp chúng con có được khí cụ để giúp chúng con được trở về con đường chính trực, khi chúng con còn có thể. Xin mở mắt và trái tim chúng con ra, để nhận ra con đường chúng con đang đi là SAI. Và những gì chúng con đang cố gắng để tích lũy để có là không Cần Thiết cho Linh Hồn sống đời đời của chúng con. Chỉ có một sự Cần Thiết là Kính Chúa và yêu người như yêu chính mình ta vậy. Amen.



(Chúa Là Ai Con Không Thấy Quen?)

Y Tá Của Chúa,
Tuyết Mai 

 

“Hàng năm cứ vào cuối thu...”

“Hàng năm cứ vào cuối thu...”




Nhiều người khi đã trưởng thành vẫn còn nhớ ngày đi học đầu tiên của mình, và nhớ đoạn văn của Thanh Tịnh: “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường”.
Bây giờ có lẽ ít ai còn giờ để mơ mộng, để nhớ quá khứ như thế. Mùa thu thời đại này đem lại quá nhiều những vất vả, lo toan. Một người bạn tôi có con vào lớp 1, phải chạy đôn chạy đáo. Rồi bà tổ trưởng nhắn đem sáu triệu đến để nhận giấy vào lớp. Vốn khẳng khái, anh dẫn cả nhà đến làm rùm beng, “bà tổ” mới chịu cho anh chị nhận giấy báo cho cháu vào lớp 1. Quả thật, dù ở giữa phố thị Sàigòn, nhiều cha mẹ phải đưa con đến trường “trên con đường dài và hẹp”.

Mùa tựu trường đầu đời là như thế. Còn mùa tựu trường của sinh viên thì sao? Là chạy đôn chạy đáo tìm nhà trọ. Là vất vả ngược xuôi tìm việc làm trang trải học phí. Mấy bạn sinh viên cho tôi biết, để tìm chỗ trọ các bạn phải lặn lội như đi tìm ngọc trai dưới đáy biển. Phòng thoáng mát, dễ chịu ư? Giá bằng ba tháng lương công nhân, bằng năm bảy tháng lương dạy kèm. Phòng giá phù hợp ư? Chật chội, nóng, ngột ngạt, không chỗ để xe.

Các em học sinh trung học thì sao? Nguyên việc chuyển cấp đã có bao nhiêu vấn đề. Học cấp 2 ở trường có tiếng vẫn không chắc có chỗ học cấp 3 vừa ý. Khi “lá ngoài đường rụng nhiều” thì tóc các em cũng muốn rụng theo khi nghe thông báo một lô những món tiền phải đóng.

Một anh bạn tôi là giáo viên, có hai con đang học cấp hai, thường nói với đồng nghiệp: “Họp phụ huynh thực chất là thông báo đóng các thứ phí mà thôi”. Các thứ tiền nhiều khi chẳng biết là tiền gì, chẳng biết đi đâu và chẳng biết hỏi ai... Rồi thì tiền cho sách giáo khoa vốn thay đổi y như truyện tranh. Tiền áo quần đủ màu đủ kiểu! Có trường đổi màu đồng phục xoành xoạch, có trường bắt mua ba lô cho đồng (tiền) phục (vụ)!

Mùa thu. Nhớ những mùa thu đi qua. Mùa thu đem lại những câu hỏi chẳng có lời giải đáp.

Nhưng những chuyện ấy dường như vẫn là những chuyện nhỏ, nhỏ xíu như lá me vàng bay. Mùa thu năm nào cũng có những chuyện buồn cho đất nước và cho Giáo Hội Việt Nam. Mùa thu năm 2008, cha Benado Thanh Bình (Đan viện Châu Sơn) viết: “Hai giờ chiều ngày 19.9, sau khi nhận được hung tin về Toà Khâm Sứ (TKS) bị tàn phá, hình ảnh Mẹ Sầu Bi bị xúc phạm, tôi đã không cầm được nước mắt.” Và sau đó, hàng triệu giọt nước mắt đã rơi theo Cha.

Mùa thu năm nay, chúng ta nhận được tin những người bạn, những người em của chúng ta đang hăng say với công việc của Giáo Hội và của người nghèo bỗng dưng mất tích. Nhiều lời cầu nguyện đã được dâng lên Chúa và những trái tim đã mở ra. Nhưng lòng nhiều con người dường như bị lá mùa thu phủ kín.

Mùa thu năm nay còn đượm buồn khi đọc tin khắp nơi về hàng ngàn thai nhi chết oan ức. Hàng ngàn con người ấy mai sau lớn lên chắc chắn có những người tài hoa, những người thánh thiện và những người anh hùng. Quyết định chấm dứt sự sống đưa ra nhẹ nhàng như quyết định quét những chiếc lá thu rơi.

Chợt so sánh với thu vàng trong tranh Levitan, so sánh với mùa thu trong thơ Lưu trọng Lư. Mùa thu gợi cảm hứng cho các nghệ sĩ, mà sao bây giờ lòng người như vô cảm. Thắp lên một ngọn nến cầu nguyện cho người đang gặp gian nan khốn khó vẫn không dễ dàng.

Lạy Chúa, Chúa là Chúa mùa Xuân và là Chúa của bốn mùa, trong đó có mùa Thu. Xin Chúa trả lại cho quê hương con vẻ đẹp dịu dàng của mùa Thu trong suốt...





Gioan Lê Quang Vinh
(Gia đình Truyền Thông Chúa Cứu Thế)

“Thầy là Đức Giêsu Kitô”

CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN A
“Thầy là Đức Giêsu Kitô” (Mt. 13,16-19)


Lời tuyên tín của Thánh Phêrô “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” không thuộc phạm trù “sự hiểu biết thuộc về con người”. Và vì thế, để hiểu được tất cả ý nhĩa của lời tuyên tín,một sự hiểu biết vượt qúa trí khôn và cảm nhận của con người ,qủa không đơn gỉan,“ vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy,Đấng ngự trên trời”.
1.Danh hiệu “Giêsu Kitô” của Chúa bao gồm cả ý niệm thiên tính lẫn thân phận con người của Ngài. “Ngài đi lên Giêrusalem,phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão,luật sĩ và thượng tế; và phải bị giết rồi ngày thứ ba thì sống lại”. Xem chừng như các môn đệ và cả Phêrô không thể hiểu thấu,“không thể nuốt nổi” tất cả ý niệm về chính nhân thân của Thầy Mình, mặc dầu trước đó ông đã mạnh dạn thay mặt anh em để tuyên tín. Với các ông, Thầy là người có đủ quyền lực trên các thần ô uế, là con người có thể làm bất cứ điều gì mà Thầy muốn, ngay cả làm cho kẻ chết sống lại.Thầy của các ông là người “đầy uy tín, uy quyền, là Con Thiên Chúa” chứ các ông không thể chấp nhận một hình ảnh, một ý niệm khác là :Thầy sẽ “bị đóng đinh, bị giết chết” hay mang thân phận “ của kẻ thua cuộc !”.
2.“Con Người sẽ phải qua đau khổ mới đến được vinh quang” Con đường thập gía, con đường “tự hủy đi” là con đường mà Thiên Chúa đã chọn để cứu chuộc con người.Con Thiên Chúa sẽ phải “chịu thua” trước thế lực của trần gian.Chính trong cái yếu đuối “phải bị giết”,chết một cách trần trụi trên thập gía như một tử tội; quyền năng chiến thắng tử thần của Ngài mới thực sự được tỏ hiện. Từ trong cái yếu hèn nhất, tầm thường và tuyệt vọng nhất,Thiên Chúa đã trở thành một “Giêsu Kitô” đúng nghĩa và vinh quang nhất. Con đường của thập gía không còn là con đường của ô nhục, thất bại, nhưng là con đường của sự sống, của chiến thắng : “Hạt lúa có thối đi thì mới sinh nhiều bông hạt”. Và đó là con đường độc đạo mà Con Thiên Chúa đã chọn lựa để cứu độ con người.
3.“Bạn nghĩ gì ?Và Ngài là ai đối với mỗi chúng ta ?” Câu hỏi được đặt ra không riêng cho các môn đệ ngày xưa, mà với từng người chúng ta hôm nay.Câu hỏi vẫn đang chờ đợi câu trả lời để nói lên niềm tin xác tín của tất cả chúng ta.Qủa thực,hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa thật khác xa với hiểu biết thuộc về con người.Cũng chính vì thế, để hiểu và sống theo Đức Kitô, chúng ta, mỗi người, cũng phải biết khép mình đi theo quỹ đạo, sự hiểu biết và cảm nhận của chính Ngài về sứ mạng cứu độ và sự dấn thân hòan tòan theo cách sống của Ngài.Muốn thuộc về Chúa, chúng ta phải đi lại con đường thập gía của Chúa và không chẳng còn cách nào khác cho tất cả chúng ta. Điều quan trọng đối với chúng ta là tự đưa ra câu trả lời của mình,một câu trả lời vừa có khả năng tuyên xưng niềm tin và nhưng đồng thời cũng tỏ ra cái giá trị cao quý và cần thiết của một niềm tin Kitô hữu. Sẽ chưa đủ nếu chúng ta chỉ biết lặp lại những lời tuyên tín của Phêrô,nhưng lời đáp trả tự mỗi người phải làm thành đức tin của chính mình. Một đức tin mua bằng một giá rẻ mãi mãi vẫn chỉ là một đức tin nghèo nàn.Thánh Gioan đã quả quyết “Căn cứ vào điều này mà chúng ta biết được mình ở trong Thiên Chúa là phải đi trên con đường Đức Kitô đã đi” (1,Ga 2,3-6).
Lời cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con tin thác vào Chúa như Phêrô và các môn đệ ngày xưa,mặc dầu sự tin tưởng của chúng con cũng chỉ là sự lập lại một cách máy móc câu tuyên tín của Thánh Phêrô ngày xưa. Xin Chúa giúp chúng con ngày càng tin tưởng và can đảm bước theo con đường thập gía mà Chúa đã đi, bởi đó là con “đường độc đạo” là con “đường thật” dẫn đến sự sống. Lạy Chúa, xin hãy củng cố niềm tin cho chúng con ,để mãi mãi chúng con thuộc về Chúa.Amen.
Lm. Gioan B.Phan kế Sự