Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Các phẩm trật cũ cản trở Giáo hội Á châu


Bà Virginia Saldanha





Các phm trt cũ cn tr Giáo hi Á châu



Bài của Virginia Saldanha* t Mumbai
Cần đón nhận tầm nhìn phục vụ lấy Đức Kitô làm trung tâm để chấm dứt tình trạng bất bình đẳng
Năm 1990, Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) đề ra tầm nhìn tuyệt vời cho Giáo hội Công giáo tại châu Á gọi là “thể hiện Giáo Hội theo cách mới”, được coi như một “Giáo Hội tham gia và đồng trách nhiệm, đóng vai trò hiệp thông các cộng đoàn”.
Đây là một tầm nhìn lớn cho tương lai của Giáo Hội tại châu Á, đoán trước vấn đề thiếu linh mục và phù hợp với tầm nhìn của Công đồng Vatican II, kêu gọi giáo dân (Dân Chúa) tham gia sứ mệnh của Giáo Hội.
Các giám mục Á châu nghiêm túc trước tầm nhìn mới này khi chọn bà Cora Mateo làm nữ thư ký điều hành đầu tiên của Văn phòng Giáo dân FABC. Bà lập tức giải thích kỹ tầm nhìn này và đưa ra các chương trình đào tạo được gọi là “Tiếp cận mục vụ toàn diện” (AsIPA), được phân phát cho các nước thành viên của FABC để giúp thực hiện tầm nhìn này.
Một số nước thành viên trong đó có Ấn Độ đã lấy tầm nhìn này làm ưu tiên mục vụ, và nhiều giám mục ở châu Á đã tiến hành thành lập các Cộng đoàn Kitô nhỏ (SCCs) ở cấp địa phương tại các giáo xứ.
SCCs khá năng nổ tại một số giáo phận ở châu Á. Nhưng tất cả các bên liên quan có nhận trách nhiệm xúc tiến tầm nhìn này như nhau chưa?
Thực tế, sự chi phối của các giáo sĩ đã cản trở SCCs làm việc hướng tới tầm nhìn này. Tham gia và đồng trách nhiệm dựa trên sự chín chắn, tôn trọng và trách nhiệm chung vốn là điều then chốt dẫn đến hoà hợp và hiệp thông.
Hai cuộc hội đàm gần đây diễn ra tại Mumbai và Pune của Ấn Độ về chủ đề “Tương quan dựa trên giới tính trong Giáo Hội” và “Kiến tạo hợp tác toàn diện để thực hiện sứ mệnh tiên tri” trong bối cảnh chính sách giới tính của Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Độ là xem cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội như một trong những thách đố chính cho sự hợp tác bình đẳng trong Giáo Hội.
Nó không xuất phát từ lệnh truyền và gương mẫu của Chúa Giêsu, Ngài nhấn mạnh người lãnh đạo phải làm tôi tớ. Chính Giáo lý về Thiên Chúa Ba Ngôi - Ba Ngôi bằng nhau trong khi Ba Ngôi khác biệt - không thừa nhận tất cả các cơ cấu phẩm trật nắm quyền. Cụm từ phẩm trật không có trong Tân Ước.
Các cuộc hội đàm này khẳng định có khoảng cách rất lớn giữa chúng ta là những người theo Chúa Giêsu và việc chúng ta cần làm để thực hiện sứ mệnh của Giáo Hội cách hữu hiệu.
Giới lãnh đạo cần thông phần, tham gia và xúc tiến đối thoại, làm theo giáo huấn và gương lãnh đạo của Đức Giêsu. Tầm nhìn Giáo Hội là “Dân Chúa” của Công đồng Vatican II đã bị phủ nhận bởi sự nhấn mạnh cơ cấu phẩm trật làm cho Dân Chúa thụ động và không tham gia sứ mệnh của Giáo Hội.
Tổ chức phẩm trật trao cho linh mục quyền lực và hợp pháp chi phối và kiểm soát Giáo Hội, và do loại trừ phụ nữ ra khỏi hàng giáo phẩm, quyền hành này được dùng chi phối họ, vì quyền lực thường được hiểu là quyền trên người khác.
Phân biệt đối xử và khuất phục lập thành phẩm trật, tạo ra trong tâm hồn phụ nữ những đặc tính lệ thuộc, thụ động, quy phục, phụ thuộc, vâng lời cách mù quáng và dễ bị tổn thương. Kết quả là đàn ông và phụ nữ gắn liền với nhau trong quan hệ chi phối - lệ thuộc.
Tầm nhìn mới của Giáo Hội đòi hỏi linh mục được đào tạo cách thi hành cương vị lãnh đạo làm tôi tớ được Chúa Giêsu minh hoạ qua việc rửa chân cho các môn đệ Ngài. Tham gia nghi thức cử hành Thánh Thể có thể là dấu chỉ rõ ràng trao quyền cho mọi người làm lãnh đạo, kể cả phụ nữ không may bị cấm được rửa chân vào Thứ Năm Tuần Thánh khi chúng ta tưởng nhớ việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể.
Cần thành thật xem xét nội tâm về chính khái niệm quyền lực và phẩm trật trong Giáo Hội và xã hội thế tục để thay đổi. Ý thức tập luyện nội tâm là điều kiện tiên quyết để thay đổi. Giáo dục cả về tôn giáo lẫn thế tục cho phụ nữ và nam giới vượt qua các thế hệ thiếu cân bằng về quyền lực mang tính quyết định. Quan trọng là cần thừa nhận nữ giới và nam giới đều là nạn nhân của sự thiếu cân bằng này vì cả hai đều cần thay đổi để cộng tác đích thực được tiến triển.
Các tham dự viên hội đàm cho rằng nếu Giáo Hội cơ bản vẫn còn thiếu bình đẳng, thay đổi vẫn có thể được khởi xướng bằng cách tách rời phong chức với quyền cai quản và trao cho Dân Chúa quyền hành chính và pháp lý khi họ đã được rửa tội (x. 1 Cr 3,13).
Ngoài ra, có thể phục hồi truyền thống phó tế nữ trước đây trong Giáo Hội. Vì “các chức thánh” bao gồm phong chức phó tế, nên lúc đó phụ nữ có thể được tham gia ra quyết định.
Để làm việc hướng tới một Giáo Hội phản ánh chân thực hơn tinh thần của Đức Kitô, đó là phụ nữ và đàn ông làm việc chung với nhau không phân biệt giới tính - hay các phẩm trật theo thừa tác vụ, hướng tới xây dựng Nước Chúa, các tham dự viên đề nghị tiến hành phá bỏ các cơ cấu phẩm trật hiện nay để thành lập các cơ cấu thông phần và tham gia hợp với tinh thần tiên tri của Đức Giêsu.
Điều này có thể đạt được bằng cách bỏ thần thoại hoá và làm sáng tỏ các khái niệm như chức linh mục và hàng giáo phẩm, cổ vũ niềm tin ‘chúng ta là Giáo Hội’, và đào tạo ở các cấp độ khác nhau về cương vị môn đệ bình đẳng bằng cách đề ra các chương trình về quan hệ giới tính cho chủng sinh và nhân viên thực tập ở tất cả các cấp trong Giáo Hội; thay đổi hay cải cách việc đào tạo thần học hiện nay bằng cách bổ nhiệm và phê chuẩn một nhóm nòng cốt, tự do và tiên tri; và đẩy mạnh cương vị lãnh đạo ở các tầng lớp thường dân trong Giáo Hội và xã hội thông qua đào tạo thích hợp.
Họ cam kết thăm dò việc Thể hiện Giáo hội theo cách mới, dựa trên mô hình tôi tớ - lãnh đạo và trên nguyên tắc đặc sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người để giúp tự huỷ, có thể giúp tạo điều kiện cộng tác và thay đổi các cơ cấu phẩm trật trong Giáo Hội.
---------------------------
* Virginia Saldanha là cựu thư ký điều hành của Văn phòng Giáo dân trực thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á châu chịu trách nhiệm Ban Chuyên trách Phụ nữ. Bà là nhà văn tự do, có bằng thần học giáo dân do Chủng viện Giáo phận Bombay cấp và là nhà hoạt động làm việc tại Ấn Độ.




Nguồn: UCAN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét